Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 07:11
Thứ hai, 10/01/2022 16:01
TMO - Để bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng bị đe dọa, Trung Quốc đang bắt tay thực hiện chính sách mới mang tính tổng thể và triệt để.
Trung Quốc là một trong 17 quốc gia có thiên nhiên đa dạng của Liên hợp quốc, tự hào có gần 10% số loài thực vật và 14% số loài động vật trên thế giới. Nhưng sự du nhập của các loài động thực vật ngoại lai, đô thị hóa, phá rừng, biến đổi khí hậu và thiếu biện pháp bảo vệ hiệu quả đã đẩy nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật có xương sống và thực vật bậc cao lên trên mức trung bình toàn cầu. Khoảng 90% đồng cỏ và 40% các vùng đất ngập nước chính của Trung Quốc bị suy thoái hoặc sa mạc hóa.
Ảnh minh họa
Cuối năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố chính thức thành lập một mạng lưới gồm 5 công viên quốc gia với tổng diện tích 230.000 km vuông (88.800 dặm vuông) chứa gần 30% các loài động vật hoang dã trên cạn quan trọng của đất nước này. Sau khi hoàn thành, đó sẽ là hệ thống công viên quốc gia lớn nhất thế giới, thay thế một cấu trúc phức tạp và khó tiếp cận của các khu bảo tồn hiện tại.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra kế hoạch thành lập một hệ thống công viên quốc gia thống nhất vào năm 2015. Bao gồm 18% diện tích của nước này, chính phủ đã đưa các khu bảo tồn được kiểm soát tập trung và có khả năng khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào bảo vệ đa dạng sinh học
Trung Quốc có 1,7 triệu kiểm lâm trên tất cả các khu rừng và công viên của họ. Để bổ sung lực lượng kiểm lâm, quốc gia này đã tận dụng lợi thế từ khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ mới như 5G, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo tồn các khu vực trên
Chính sách bảo tồn đa dạng sinh học mới kết hợp với việc áp dụng công nghệ, bao gồm cả giám sát vệ tinh có thể trở thành một mô hình cho các khu bảo tồn thiên nhiên khác ở Trung Quốc và tạo ra một hành lang hiệu quả cho môi trường tự nhiên.
Huệ Phương
Bình luận