Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 14:07

Tin nóng

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Thứ ba, 15/07/2025

Trung Quốc tháo dỡ hàng trăm đập thủy điện trên đầu nguồn sông Dương Tử

Thứ ba, 15/07/2025 06:07

TMO - Trung Quốc đã tiến hành tháo dỡ 300 đập thủy điện nhỏ trên thượng nguồn sông Dương Tử nhằm phục hồi dòng chảy tự nhiên và cải thiện hệ sinh thái và bảo vệ nguồn nước của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Sông Xích Thủy dài hơn 400km, chảy qua các tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc. Các nhà sinh thái học coi dòng sông này là nơi trú ẩn cuối cùng của các loài cá quý hiếm và đặc hữu ở thượng nguồn Dương Tử. Trong nhiều thập niên, dòng chảy của sông Xích Thủy bị chia cắt bởi hệ thống đập và trạm thủy điện dày đặc, làm giảm lưu lượng nước về hạ lưu, thậm chí có đoạn cạn trơ đáy.

Tình trạng này khiến môi trường sống và bãi sinh sản của các loài cá bị thu hẹp nghiêm trọng. Đường di cư giữa nơi sinh sản và nơi cư trú của các loài cá cũng bị chặn đứng. Để bảo vệ nguồn sinh thái trên sông Xích Thuỷ, Trung Quốc đã phá bỏ nhiều đập thuỷ điện. Tân Hoa Xã thông tin, tính đến cuối tháng 12/2024, 300 trong tổng số 357 đập thủy điện trên sông Xích Thủy, một nhánh lớn của Dương Tử, đã bị phá dỡ. Ngoài ra, 342 trên 373 trạm thủy điện nhỏ trên sông này cũng đã ngừng hoạt động, tạo điều kiện để nhiều loài cá quý hiếm khôi phục chu kỳ sinh sản tự nhiên.

Trung Quốc tháo dỡ đập thuỷ điện để bảo vệ hệ sinh thái. (Ảnh minh hoạ). 

Giáo sư Chu Kiến Quân - chuyên ngành kỹ thuật thủy lực tại Đại học Thanh Hoa cho biết, việc ngừng hoạt động các trạm thủy điện thường được hiểu là dừng phát điện. “Điều quan trọng không phải là các công trình này có bị dỡ bỏ hoàn toàn hay không, mà là sau khi dừng phát điện, cách điều tiết dòng nước sẽ được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu sinh thái" - ông nói.

Theo Tân Hoa Xã, không có cá thể cá tầm non nào được sinh sản tự nhiên trên toàn bộ sông Dương Tử kể từ năm 2000, nhưng một nhóm các nhà khoa học từ Viện Thủy sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã báo cáo những dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn. Trước đó, quần thể tự nhiên của cá tầm đã suy giảm mạnh kể từ những năm 1970, chủ yếu là do việc xây dựng đập và sự phát triển của ngành vận tải biển trên sông Dương Tử.

Nhóm nghiên cứu, do Liu Fei, một nhà nghiên cứu ở Vũ Hán dẫn đầu, đã thả 2 lô cá tầm Dương Tử xuống sông Xích Thủy vào năm 2023 và 2024. Chúng đã thích nghi thành công với môi trường hoang dã và đang phát triển mạnh. Theo Tân Hoa xã, chiến dịch điều chỉnh quy mô lớn bắt đầu từ năm 2020 đã giúp nhiều loài thủy sinh, bao gồm cá tầm Dương Tử, dần khôi phục môi trường sống và sức sống.

Các chuyên gia đánh giá, môi trường sinh thái hiện tại của sông Xích Thủy đã đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu sống và sinh sản của cá tầm Dương Tử. Theo kết quả giám sát mới nhất của Viện Thủy sinh học, đa dạng sinh học dưới nước của sông Xích Thủy đang cải thiện ổn định, với số lượng loài cá ở nhiều khúc sông tăng đáng kể.

Đối với cá tầm, dù cá tầm Dương Tử vẫn đang “vật lộn” để tồn tại, nhưng các nỗ lực phục hồi trên sông Xích Thủy đã mở ra hy vọng mới cho việc khôi phục cân bằng tự nhiên trên các dòng sông đã bị phát triển thái quá vì năng lượng thủy điện.

 

 

Thuỳ Ngân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline