Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 01:01
Thứ ba, 22/02/2022 15:02
TMO - Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển giống lúa chịu mặn, có thể trồng gần biển nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh đối mặt nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu.
Quận Tĩnh Hải thuộc TP.Thiên Tân, miền bắc Trung Quốc là vùng đất không có điều kiện thuận lợi để trồng lúa. Địa phương này nằm dọc bờ biển Bột Hải và hơn một nửa diện tích đất ở đây là đất mặn, đất kiềm, khiến cây trồng không thể phát triển.
Tuy nhiên, mùa thu năm ngoái, quận Tĩnh Hải đã trồng và thu hoạch được 100ha lúa. Thành công của vụ lúa trên đến từ việc áp dụng canh tác giống lúa chịu mặn do cố nhà khoa học Viên Long Bình và nhóm nghiên cứu của ông phát triển.
Người dân thu hoạch “lúa biển” tại một cơ sở trồng trọt ở quận Tĩnh Hải, TP Thiên Tân (Trung Quốc) hồi tháng 11-2021 - Ảnh: ECNS
Giống lúa mới được gọi là "lúa biển" (tên kỹ thuật là "lúa chịu mặn, kiềm") vì trồng ở đất mặn gần biển. Lúa được tạo từ gene của một giống lúa hoang được chọn lọc có khả năng chống mặn và kiềm tốt. Vụ mùa đánh dấu thành công bước đầu trong giai đoạn trồng thử nghiệm của dự án "lúa biển". Các cánh đồng thử nghiệm ở TP. Thiên Tân đạt năng suất hơn 11 tấn/ha hồi năm ngoái, cao hơn mức trung bình toàn quốc về sản lượng các giống lúa tiêu chuẩn.
Vùng nước ven biển ở Trung Quốc đã dâng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu trong 40 năm qua. Điều này gây ra những lo ngại cho Trung Quốc vì khu vực này chủ yếu trồng lúa ở vùng duyên hải phía đông có địa hình dài và thấp. Theo đài CGTN (Trung Quốc) việc triển khai trồng "lúa biển" trên 1/10 diện tích đất mặn, kiềm của nước này có thể giúp tăng sản lượng gạo cả nước thêm gần 20% - đủ nuôi sống 200 triệu người.
Kim Thoa
Bình luận