Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 12:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Trung Quốc lên kế hoạch xây kính viễn vọng quang học lớn nhất châu Á

Thứ bảy, 31/12/2022 05:12

TMO - Trung Quốc sẽ xây dựng kính viễn vọng quang học lớn nhất ở châu Á, qua đó thu hẹp khoảng cách về khả năng nghiên cứu thiên văn với các cường quốc khoa học trên thế giới.

Đại học Bắc Kinh lên kế hoạch xây dựng kính viễn vọng quang học lớn nhất châu Á, dự án mang tên Kính viễn vọng Phân đoạn Khẩu độ Mở rộng (EAST) và được giới thiệu là sẽ cải thiện đáng kể khả năng quan sát của Trung Quốc trong thiên văn quang học. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, công trình mới sẽ trở thành kính viễn vọng quang học tầm cỡ thế giới đầu tiên ở bán cầu đông có khả năng cạnh tranh với các công trình ở bán cầu tây tại các địa điểm như Mauna Kea (Hawaii), Atacama (Chile), quần đảo Canary (vùng biển ngoài khơi tây bắc châu Phi).

Hình ảnh mô phỏng về kính viễn vọng quang học cực lớn mà Trung Quốc đang chế tạo. (Ảnh: Space)

EAST sẽ được xây dựng trên núi Saishiteng gần thị trấn Lenghu, tỉnh Thanh Hải, ở độ cao khoảng 4.200 m so với mặt nước biển. Giai đoạn đầu tiên của dự án EAST sẽ tạo ra một hệ thống gương lớn từ 18 đoạn gương lục giác nhỏ hơn. Cấu trúc này giống với hệ thống gương của Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) thuộc sở hữu của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Hệ thống gương ban đầu sẽ có đường kính khoảng 6m, bằng với JWST. Giai đoạn thứ hai của dự án, 18 mảnh hình lục giác được thêm vào xung quanh gương, mở rộng đường kính thành 8m vào năm 2030. Các chuyên gia ước tính chi phí cho dự án là khoảng 69 - 84 triệu USD.

Ngoài EAST, Trung Quốc cũng có một số dự án kính viễn vọng quy mô khác. Nước này đã chế tạo kính viễn vọng vô tuyến đĩa đơn khẩu độ lớn nhất thế giới FAST và có kế hoạch phóng một kính viễn vọng không gian đồ sộ mang tên Xuntian (Tuần Thiên) đầu năm 2023. Xuntian sẽ thực hiện các cuộc khảo sát không gian rộng lớn và dự kiến bắt đầu các hoạt động khoa học khoảng năm 2024. Khác với James Webb của NASA, Xuntian bay cách Trái Đất đủ gần để bảo trì. Xuntian sẽ có khẩu độ 2 m và trang bị các máy dò tiên tiến. Nó có kích thước tương đương một chiếc xe buýt, nặng hơn 10 tấn.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline