Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 00:11
Thứ sáu, 14/10/2022 04:10
TMO - Ngân hàng Thế giới cho biết, Trung Quốc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cần huy động các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu về khí hậu đặc biệt là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.
Theo báo cáo vừa được công bố của Ngân hàng Thế giới về các thách thức phát triển và khí hậu của Trung Quốc, Trung Quốc cần tới 17 nghìn tỷ USD đầu tư bổ sung cho cơ sở hạ tầng và công nghệ xanh trong lĩnh vực năng lượng và vận tải để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2060.
Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa đáng kể đối với Trung Quốc, đặc biệt là các thành phố ven biển có mật độ dân số cao và kinh tế thấp, tác động của nó có thể cắt giảm sản lượng kinh tế của nước này từ 0,5% đến 2,3% vào đầu năm 2030.
Toàn cảnh khu vực Shekou ở huyện Nanshan của Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Theo Phó Chủ tịch WB phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, Manuela Ferro, triển vọng tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào việc tái cân bằng nền kinh tế từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng sang đổi mới, từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa và từ việc phân bổ các nguồn lực do nhà nước chỉ đạo sang dựa vào thị trường.
Báo cáo đưa ra nhận định các mục tiêu về khí hậu của toàn cầu cũng không thể đạt được nếu Trung Quốc cũng không chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp. Báo cáo nhấn mạnh Trung Quốc chiếm 27% lượng khí thải carbon và 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của toàn cầu.
Quá trình chuyển đổi này sẽ đòi hỏi một sự thay đổi lớn về nguồn lực, sự đổi mới và công nghệ mới để nâng cao hiệu quả năng lượng và năng suất tài nguyên. Đồng thời, Trung Quốc có thể tận dụng các lợi thế hiện có, bao gồm lợi nhuận cao hơn từ sản xuất công nghệ carbon thấp, tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao và vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính xanh. Trong đó, nguồn lực tư nhân giữ vai trò quan trọng để đảm bảo con đường trung lập carbon của Trung Quốc.
Minh Vân
Bình luận