Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 17:07

Tin nóng

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Thứ tư, 16/07/2025

Trung Quốc áp dụng công nghệ hóa học trong xử lý nhựa phế thải

Thứ tư, 16/07/2025 06:07

TMO - Trung Quốc vừa đưa vào vận hành nhà máy tái chế nhựa phế thải sử dụng công nghệ hóa học, mở ra hướng đi mới trong quản lý chất thải nhựa. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong nỗ lực giải quyết bài toán rác thải nhựa tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cụ thể, Nhà máy tái chế nhựa bằng công nghệ hóa học tiên tiến đầu tiên đã chính thức vận hành thử tại thành phố Yết Dương, miền đông tỉnh Quảng Đông. Khác với phương pháp cơ học truyền thống, công nghệ này có nhiều bước tiến vượt trội góp phần giảm ô nhiễm và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Ông Vương Thiếu Lạc - Phó Bí thư Thành ủy Yết Dương - cho biết, đây là dự án đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ tái chế hóa học tiên tiến và thiết bị tích hợp. Thông qua quá trình xúc tác sâu, nhựa phế liệu hỗn hợp có giá trị thấp được tái chế trực tiếp thành nguyên liệu hóa học có giá trị gia tăng cao chỉ trong một bước. Quá trình này sẽ giúp giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm nhựa và thúc đẩy tái chế - sử dụng hiệu quả.

"Thành công này sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu để Yết Dương triển khai thêm nhiều dự án lớn, dự án trọng điểm trong thời gian tới", ông nói thêm.

Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng giai đoạn II và III của dự án, hướng tới xử lý và tái chế hơn 3 triệu tấn nhựa phế liệu mỗi năm. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố đã lên kế hoạch xây dựng Yết Dương trở thành trung tâm công nghiệp tái chế nhựa bằng công nghệ hóa học đầu tiên trên thế giới trong những năm tới. Ông Vương Thiếu Lạc cam kết xây dựng môi trường đầu tư mang tính thị trường, thượng tôn pháp luật và đạt chuẩn quốc tế hạng nhất để thu hút và phục vụ doanh nghiệp toàn cầu.

Trung Quốc đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. (Ảnh: BBC). 

Ngoài ra, theo ông Trương Tinh Cung, Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất Đông Nhạc Quảng Đông - đơn vị phát triển dự án, cho biết, điểm sáng của dự án nằm ở công nghệ tái chế hóa học tích hợp đột phá.

Khác với quy trình hai bước thông thường là phân loại và hòa tan trước khi xử lý thành nguyên liệu hóa học, công nghệ mới không cần phân loại phức tạp các loại nhựa hỗn hợp giá trị thấp. “Công nghệ này có thể chuyển hóa trực tiếp thành nguyên liệu hóa học có giá trị cao, giúp giảm đáng kể chi phí phân loại và đạt hiệu suất thu hồi sản phẩm trên 92%”, ông Trương Tinh Cung chia sẻ. Về mặt bảo vệ môi trường, công nghệ của dự án mang tính đổi mới, ưu tiên chất lượng và hiệu quả, theo hướng xanh, ít phát thải carbon và bền vững.

Nhà máy trên sẽ chuyên xử lý sâu nhựa phế liệu hỗn hợp với công suất 200.000 tấn/năm. Dự án kỳ vọng sẽ góp phần giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu thô nhập khẩu, đồng thời đóng góp giải pháp của Quảng Đông và Trung Quốc vào sự phát triển kinh tế tuần hoàn xanh toàn cầu.

Việc thử nghiệm thành công là một cột mốc quan trọng đối với Yết Dương, không chỉ cải thiện môi trường đầu tư mà còn thúc đẩy phát triển công nghiệp chất lượng cao và nâng cao hiệu quả xử lý nhựa theo hướng an toàn, bền vững.

 

 

Ngọc Anh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline