Hotline: 0941068156

Thứ năm, 01/05/2025 11:05

Tin nóng

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Thứ năm, 01/05/2025

Triển vọng từ vùng trồng mắc-ca

Thứ tư, 30/04/2025 06:04

TMO - Thời gian qua, Lai Châu đang dần khẳng định vị thế mới nhờ cây mắc-ca. Với diện tích trồng ngày càng mở rộng, năng suất ổn định và tiềm năng xuất khẩu lớn, vùng đất này được kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mắc-ca trọng điểm của cả nước. Hiện nay nông dân đang tích cực chăm bón cho diện tích mắc-ca để cây sinh trưởng và đạt năng suất quả cao nhất.

Không tốn nhiều công chăm sóc như hồ tiêu, cà-phê nhưng mắc-ca đang từng bước khẳng định vị thế của mình khi đem lại kinh tế cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Phát triển giống cây trồng mang lại lợi nhuận cao này sẽ mở ra hướng đi mới cho người dân làm giàu trên những mảnh đất khó.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng mắc-ca, nhiều người dân Lai Châu đã vươn lên làm giàu. Cây mắc-ca là cây trồng tiềm năng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế. Toàn tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 7.420ha cây mắc-ca được trồng ở các địa phương trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu  trồng chủ yếu là các giống mắc-ca: 695, OC, 741, 800, 900, 816, 842, 246... Hiệu quả kinh tế cây mắc-ca phụ thuộc vào việc lựa chọn giống, địa điểm, khí hậu nơi trồng, khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Thời điểm này, mắc-ca nở hoa rộ, đậu quả non, nông dân đang tích cực chăm sóc với hy vọng đạt sản lượng cao trong mùa thu hoạch tới. Với diện tích mắc-ca ngày càng được mở rộng, người dân phấn khởi khi cây mắc-ca thích nghi, phát triển ổn định.

Chăm sóc mắc-ca trên đất đồi dốc hay bị xói mòn rửa trôi vào mùa mưa, ngay từ những năm đầu, người dân thực hiện theo hướng dẫn, tư vấn từ cán bộ cơ quan chuyên môn của thành phố nên vườn mắc-ca phát triển, sinh trưởng tốt. Hiện mắc-ca đang thời kỳ ra hoa và đậu quả nonngười dân tập trung nhân lực chăm sóc. Thời kỳ mắc-ca ra hoa, đậu quả tiến hành bổ sung phân bón tăng dinh dưỡng cho cây trồng, giúp nhân hạt chắc. Phun thuốc bảo vệ thực vật tránh rụng quả.

Hiện đang thời điểm quan trọng chăm sóc mắc-ca, do đó, với diện tích 111,2ha cây mắc-ca được trồng rải rác ở các bản, xã Sùng Phài đẩy mạnh công tác tuyên truyền nông hộ chú trọng thực hiện. Lãnh đạo UBND xã Sùng Phài cho biết, sau nhiều năm trồng, cây mắc-ca từng bước khẳng định phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, đem lại giá trị kinh tế cao, tạo hướng phát triển kinh tế mới, giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, nâng cao thu nhập.

Với diện tích mắc-ca sẵn có, xã khuyến cáo người dân chủ động chăm sóc, chằng chống cây khi mùa mưa sắp đến, liên kết với các đại lý, doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm quả. Gia đình nào có nhu cầu mở rộng diện tích xã khuyến khích người dân lựa chọn mua cây giống ở cơ sở có uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ đảm bảo năng suất, sản lượng quả sau này. Các hộ trồng mắc-ca thông tin, đây là loại cây dễ trồng, chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh. 3 năm đầu cây chưa khép tán, có thể trồng xen canh ngô, chè để tăng thu nhập.

Nhờ bán quả với giá cao, lại ổn định, nhiều hộ thu về hàng chục triệu đồng, mở ra hướng thoát nghèo ở địa phương.  Theo Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Lai Châu, để mắc-ca đạt năng suất cao, hạn chế tối ưu tình trạng rụng quả non, bà con nên chăm sóc ngay từ đầu vụ như: dọn sạch cỏ dại, phát quang vườn trồng, cắt tỉa tạo tán đảm bảo thoáng gió.

Cây mắc-ca mang lại thu nhập ổn định cho người dân Lai Châu. (Ảnh: BGL). 

Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Thời kỳ cây trổ hoa, đậu quả thường xuyên thăm vườn phát hiện các loại côn trùng, sâu hại để phun thuốc phòng trừ. Khi hoa đã nở, có thể phun phân bón lá có các yếu tố vi lượng, thuốc trừ sâu bệnh để tăng tỷ lệ đậu hoa, quả. Đồng thời, tưới nước đầy đủ, kịp thời để hạn chế hiện tượng quả non rụng sớm.

Thông tin từ Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lai Châu, cây mắc-ca bắt đầu được trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ năm 2011. Bên cạnh những thuận lợi, việc trồng mắc-ca của người dân Lai Châu vẫn còn gặp nhiều khó khăn như diện tích đất trống, đồi trọc còn nhiều nhưng phân tán trên địa hình cao, dốc, mùa mưa lại tập trung và kéo dài nên rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất đặc biệt là vào mùa mưa và gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích để tạo ra các vùng chuyên canh hàng hóa lớn, xây dựng các cơ sở chế biến mắc ca, suất đầu tư cao.

Lai Châu là vùng núi nên tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, vì vậy việc đầu tư sản xuất còn nhiều hạn chế, các khâu chọn giống, kỹ thuật, vật tư phục vụ canh tác, tưới tiêu còn nhiều thiếu thốn. Mắc-ca là cây trồng mới, bà con chưa có kinh nghiệm trong canh tác, xử lý dịch bệnh, thu hái, sơ chế và cả tiêu thụ…

Tuy nhiên, để mở rộng diện tích cây mắc-ca, nâng cao giá trị kinh tế, thu nhập cho người dân, Lai Châu triển khai, thực hiện Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. 

Tháng 11/2022, tỉnh Lai Châu đã xây dựng dự thảo Kế hoạch với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng diện tích mắc ca toàn tỉnh khoảng 35.000 ha, đến năm 2050 phấn đấu đạt khoảng 60.000 ha; thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng 3 cơ sở, nhà máy sơ chế, chế biến sản phẩm mắc-ca và căn cứ vào diện tích cho thu hoạch, sản lượng thu hoạch mắc ca để làm căn cứ xác định phát triển quy mô, số lượng các cơ sở sơ chế, chế biến phù hợp.

Ngoài ra, để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tỉnh Lai Châu cũng đã chủ động đảm bảo nguồn cung, hướng đến tiêu thụ mắc-ca bền vững. Theo đó, tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ một cách bài bản, thận trọng. Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội mắc ca Việt Nam được UBND tỉnh chủ trương cấp đầu tư 9 dự án với tổng diện tích 9.978,05 ha.

Mặc dù còn những băn khoăn lo ngại về một giống cây trồng mới, nhưng với những tín hiệu khả quan về kinh tế của cây mắc-ca mang lại, người dân Lai Châu nói riêng và những vùng trồng mắc-ca khác của cả nước nói chung có thể mạnh dạn đầu tư, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất để đưa cây mắc-ca vào canh tác bền vững, từ đó vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

 

 

Vũ Thắng

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline