Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 17:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Triển vọng từ mô hình trồng gừng hữu cơ tại Bảo Lâm

Thứ hai, 25/07/2022 10:07

TMO - Nông sản hữu cơ đang ngày càng chiếm được lòng tin đối với người tiêu dùng trên thị trường, không chỉ ở trong nước. Đây là cơ hội, hướng đi mới rất quan trọng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng nói riêng và các tỉnh khác nói chung.

Chuyến xe công tác trong những ngày đầu tháng 7 đưa chúng tôi nhanh chóng thoát ra khỏi bầu không khí đặc quánh khói bụi, oi ả của thành phố, hướng về cung đường Đông Bắc đến với các vùng nguyên liệu hữu cơ nằm treo leo bên những quả núi của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Không khí mỗi lúc một trong lành, nắng sáng vàng ruộm chiếu rọi xuyên qua các tán cây mọc hai bên đường, thấp thoáng đổ tràn xuống dòng suối nước trong leo lẻo.

Đến thăm diện tích gừng hữu cơ của gia đình chị Hoàng Thị Dị, thôn Nà Làng, xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Đây cũng là lúc chị Dị cùng gia đình đang làm cỏ đợt 2, và kiểm tra lại diện tích gừng trâu sau ảnh hưởng của đợt mưa lũ.

 Mô hình trồng gừng hữu cơ tại xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng - Ảnh: Thiên Trường. 

Chị Vân Anh, cán bộ phòng Nông nghiệp của huyện Bảo Lâm phấn khởi vừa chỉ tay vừa giới thiệu với chúng tôi: “Các anh nhìn thấy không, cả một cánh rừng dốc dựng đứng này trước đây vốn trơ trọi, cây, cỏ dại mọc um tùm, rất lãng phí. Từ khi đưa mô hình trồng gừng hữu cơ vào sản xuất đến nay, cây gừng đã phát triển, cánh rừng cũng như được “hồi sinh”, khoác lên mình “tấm áo mới” vậy.

“Trồng gừng tốt chứ, thích chứ! Được cấp xã, cấp huyện tuyên truyền, Công ty cũng giới thiệu cho mình, thế là phấn khởi làm luôn. Trước mắt thấy gừng phát triển tốt thế này gia đình cũng vui lắm, còn hơn là để đất bỏ không như trước. Vất vả mới có tiền, bây giờ mình mới biết củ gừng có thể cho ra tiền thì mình phải chịu khó học hỏi, đầu tư, chăm sóc nó thôi!” Chị Dị thành thật nói.

 Gia đình chị Hoàng Thị Dị đang làm cỏ cho rẫy gừng hữu cơ hơn 1ha - Ảnh: Thiên Trường. 

Được biết, ngay từ đầu năm 2022, UBND huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã tiến hành rà soát nhu cầu, lập danh sách các hộ tham gia; tổ chức tuyên truyền, vận động bà con tham gia mô hình; phối hợp rà soát diện tích đất trồng phù hợp và lập kế hoạch hỗ trợ giống gừng; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con tham gia mô hình. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã thường xuyên kiểm tra tiến độ trồng và chăm sóc gừng, kịp thời đôn đốc bà con thực hiện. 

 Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện cùng lãnh đạo xã Mông Ân trực tiếp kiểm tra rẫy gừng của người dân - Ảnh: Thiên Trường.

Đến nay, diện tích gừng trồng được là 37,4 ha; tập trung tại 03 xã: Mông Ân, Quảng Lâm, Thạch Lâm với 37 hộ gia đình tham gia. Theo Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm, giống gừng hữu cơ cho năng suất rất cao, nếu trồng hiệu quả thì cho thu hoạch củ gừng đạt 28 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 8.000 - 12.000 đồng/kg, bình quân 1 ha sản phẩm cho thu nhập từ 240 - 300 triệu đồng.

Thời gian qua, để diện tích gừng trâu sinh trưởng, phát triển tốt. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với UBND các xã thực hiện mô hình tổ chức tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả kinh tế của cây gừng trâu, vận động bà con nông dân tham gia mô hình, chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng gừng theo hướng hữu cơ.

Ngay từ khi hỗ trợ giống Gừng cho bà con, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Tư vấn môi trường (DACE), cán bộ phụ trách của xã tiến hành tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng trâu đến toàn thể bà con nông dân tham gia mô hình bằng hình thức cầm tay chỉ việc, tập huấn trực tiếp ngay tại địa điểm trồng gừng.

Đồng thời, phân công chuyên viên phụ trách thường xuyên bám sát cơ sở, phối hợp với kỹ thuật công ty, phụ trách các xã, phụ trách xóm thường xuyên thăm đồng để kịp thời hướng dẫn bà con về kỹ thuật chăm sóc, phát hiện sâu bệnh hại.

 Giống gừng hữu cơ cho năng suất rất cao, nếu trồng hiệu quả thì cho thu hoạch củ gừng đạt 28 tấn/ha - Ảnh: Thiên Trường.

Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, diện tích gừng trâu đang được bà con chăm sóc đa phần đều sinh trưởng và phát triển tốt, hiện đang trong giai đoạn phát triển củ non và đẻ nhánh.

Trong tháng 5-6, do ảnh hưởng của thời tiết thay đổi thất thường (nắng gắt, mưa nhiều) đã xuất hiện bệnh hại cây gừng đặc biệt là bệnh thối nhũn ở củ gừng. UBND huyện đã chỉ đạo chuyên môn phối hợp với cán bộ kỹ thuật công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Tư vấn môi trường (DACE) đến kiểm tra trực tiếp tại các ruộng, rẫy gừng; hướng dẫn bà con nông dân cách xử lý, khắc phục để tránh lây lan, giảm thiểu tối đa diện tích bị ảnh hưởng.

Để tiếp tục phát triển mô hình gừng trâu, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Thời gian tới, huyện Bảo Lâm sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện mô hình trồng gừng trâu hữu cơ năm 2022 đảm bảo đạt hiệu quả, đồng thời phối hợp thu mua gừng thương phẩm cho bà con trồng gừng; Thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại sau khi kết thúc mùa vụ và lập kế hoạch nhân rộng mô hình cho các năm tới.

 

 

 

Thiên Trường - Kiều Hiếu 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline