Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 27/12/2024 01:12

Tin nóng

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 27/12/2024

Triển khai thực hiện một số quy định mới về dịch vụ môi trường rừng

Thứ bảy, 07/12/2024 06:12

TMO - Mới đây, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã họp triển khai một số quy định mới về dịch vụ môi trường rừng. Việc triển khai thực hiện dịch vụ môi trường rừng đã điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng, đảm bảo mọi quyền lợi cho người dân được giao rừng.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện đang được xem là nguồn tài chính bền vững, hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng. Do đó, mới đây Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã tiến hành “Triển khai một số nội dung Nghị định số 91/2024/NĐ-CP về dịch vụ môi trường rừng và Nghị định số 107/2022/NĐ-CP”.

Trước đó, ngày 18/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Nghị định mới tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thời gian qua. Một trong các nội dung sửa đổi, bổ sung nổi bật là đã làm rõ đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Bao gồm bổ sung danh mục cụ thể các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp và các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái có vị trí nằm trong hoặc tiếp giáp khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Những đối tượng này sẽ phải thực hiện trách nhiệm chi trả theo quy định. Nghị định 91/2024/NĐ-CP còn bổ sung nội dung chi không thường xuyên cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và cấp tỉnh.

Đồng thời, chủ rừng là tổ chức (trừ doanh nghiệp) có thể sử dụng nguồn thu này để chi trả lương và các khoản có tính chất lương cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong trường hợp ngân sách Nhà nước chưa đảm bảo đầy đủ. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định số tiền trích để chi cho công tác quản lý của chủ rừng là tổ chức sau khi trừ chi phí cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng.

Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam cũng cung cấp thông tin về Nghị định 107/2022/NĐ-CP, liên quan đến thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải khí nhà kính và quản lý tài chính từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải tại vùng Bắc Trung bộ. Nhiều ý kiến cho rằng Nghị định 91/2024/NĐ-CP đã giải quyết nhiều bất cập, đặc biệt đối với các tổ chức chủ rừng, qua đó tạo tiền đề quan trọng để chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả hơn trong tương lai. Lãnh đạo Cục Lâm nghiệp cho rằng, mỗi bước tiến của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ là bước tiến của ngành lâm nghiệp. Nghị định số 91/2024/NĐ-CP và Nghị định số 107/2022/NĐ-CP cũng sẽ thúc đẩy mở ra cơ hội khai thác thêm những tiềm năng, giá trị đa dụng quý giá từ rừng, đặc biệt là giá trị về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng.

Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp người dân sống gần rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ổn định sinh kế, có thêm thu nhập. (Ảnh minh hoạ). 

Các điểm sửa đổi, bổ sung mới này được đánh giá là đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai chính sách thời gian qua. Nghị định số 91/2024/NĐ-CP đã làm rõ hơn đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và cơ sở nuôi trồng thủy sản có thể thực hiện chi trả trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng hoặc nộp tiền dịch vụ môi trường rừng ủy thác thông qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh quyết định mức chi trả cụ thể (tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ) thay vì chỉ thực hiện hình thức chi trả trực tiếp như theo quy định trước đây tại khoản 4, 5 Điều 59 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

Về quản lý, sử dụng nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng, Nghị định số 91/2024/NĐ-CP đã bổ sung một số nội dung chi không thường xuyên đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

Nghị định số 91/2024/NĐ-CP cũng đã giúp các chủ rừng có căn cứ rõ ràng hơn trong việc xác định nguồn thu để thực hiện các quy định pháp luật về tài chính, đặc biệt là nghĩa vụ thuế với nhà nước. Theo đó, nguồn thu của chủ rừng là số tiền dịch vụ môi trường rừng nhận được cho diện tích rừng tự bảo vệ (không khoán bảo vệ rừng) hoặc 10% kinh phí quản lý (có khoán bảo vệ rừng) sau khi trừ chi phí cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện đang được xem là nguồn tài chính bền vững, hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng. Chính sách này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa, mà còn nâng cao nhận thức về vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững theo xu hướng toàn cầu. Trong thời gian tới, Cục Lâm nghiệp dự kiến sẽ trình phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2026 – 2030, trong đó sẽ tăng cường lồng ghép các chính sách góp phần bổ sung nguồn lực bền vững cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

 

 

Bích Vân

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline