Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 10:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Triển khai dự án xây dựng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới

Thứ ba, 24/01/2023 06:01

TMO - Dự án xây dựng kính viễn vọng vô tuyến Square Kilometer Array được tiến hành tại Nam Phi và Australia sau hơn 30 năm đề xuất.

Dự kiến được hoàn thành vào năm 2030, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới Square Kilometer Array (SKA) sẽ tiến hành quét vũ trụ và điều tra những hiện tượng thiên văn, tự nhiên từ quá khứ đến hiện tại. Nó cho phép các nhà khoa học khám phá sự xuất hiện của những ngôi sao đầu tiên và thiên hà; sự biến dạng hấp dẫn của không gian, thời gian; từ trường, lỗ đen vũ trụ hay thậm chí là các hành tinh có sự sống. Tính đến nay, đã có hơn 20 quốc gia tham gia lập kế hoạch và đàm phán cho dự án.  

Sarah Pearce, Giám đốc Đài quan sát thiên văn SKA (SKAO) tại Australia khẳng định, “Kính viễn vọng SKA đủ khả năng phát hiện radar sân bay trên hành tinh quay quanh một ngôi sao cách chúng ta hàng chục năm ánh sáng. Vì vậy, dự án hoàn thành có thể trả lời câu hỏi lớn nhất: Con người có thực sự đơn độc trong vũ trụ?”.

Dự án kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới dự kiến được hoàn thành vào năm 2030. 

Dự án kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới sẽ được xây dựng theo từng giai đoạn. Trong những năm đầu tiên, số tiền đầu tư cho SKA lên đến 2 tỉ USD, đủ để xây dựng đài thiên văn trên vùng đồng bằng sa mạc nhỏ tại Tây Australia và Nam Phi. Điều kiện địa hình ngày khô ráo, đêm tĩnh lặng của nơi đây đã tạo nên điều kiện lý tưởng cho việc nghiên cứu vũ trụ.

Theo đó, tại đài quan sát Murchison (Tây Australia), các nhà khoa học sẽ cho xây dựng 130.000 ăng-ten (SKA-Low) để thu sóng vô tuyến tần số thấp, khoảng 50 - 350 megahertz. Mạng lưới tại đây sẽ kết hợp cùng 4.000 ăng-ten thiết kế hình mạng nhện và 36 ăng-ten chảo tại vùng đất của bộ tộc người bản địa Wajarri Yamaji.

Cách đài quan sát Murchison khoảng 8.000 km về phía Tây, các nhà khoa học bổ sung hơn 133 ăng-ten chảo cao 15 mét và sử dụng 64 ăng-ten chảo hiện có (SKA-Mid) để dò tần số trung bình khoảng 350 megahertz đến 15,4 gigahertz. Các ăng-ten đều được đặt tại nơi thích hợp để hoạt động đồng bộ như một kính thiên văn duy nhất trên diện tích 500.000 mét vuông.

Khi hoàn thành giai đoạn đầu vào năm 2028 với 4 trạm ăng-ten tại Australia và 6 trạm ở Nam Phi, dữ liệu trên 2 lục địa sẽ cho phép các nhà khoa học tại SKA thu thập tín hiệu vô tuyến phát ra từ các nguồn vũ trụ cách Trái đất hàng tỉ năm ánh sáng. Từ đó, dự án sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề bí ẩn trong thiên văn học như bản chất vật chất tối và cách các thiên hà hình thành.

Hiện SKA là kính thiên văn đầu tiên đủ khả năng phát hiện bức xạ tổng hợp từ các mạng vô tuyến và viễn thông (nếu có) của những xã hội phát triển trên các ngôi sao đang tồn tại trong vũ trụ. Tất cả những kết quả của dự án kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới sẽ giúp loài người đến gần hơn câu trả lời về nguồn gốc của vũ trụ cũng như khả năng tồn tại của sự sống bên ngoài Trái đất.

 

 

Thảo Phương 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline