Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/10/2024 15:10

Tin nóng

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 22/10/2024

Triển khai đồng bộ giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn

Chủ nhật, 19/11/2023 07:11

TMO - Nhằm kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm rác thải trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các đơn vị liên quan, địa phương tiến hành rà soát, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải đang hoạt động, đồng thời triển khai hiệu quả phương án thu gom, xử lý rác thải theo kế hoạch.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy - HĐND tỉnh - UBND tỉnh, kinh tế của tỉnh An Giang đã có những chuyển biến tích cực. Đời sống của nhân dân ngày một cải thiện và nâng lên đáng kể. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế đem lại, môi trường đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý gây ra. Rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng, trong khi công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường.

Dự báo, đến năm 2030: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 2.602 tấn/ngày, thu gom khoảng 1.850 tấn/ngày; khối lượng CTR công nghiệp phát sinh khoảng 624 tấn/ngày, thu gom 624 tấn/ngày. Đến năm m 2050: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 3.756 tấn/ngày, thu gom 3.756 tấn/ngày; khối lượng CTR công nghiệp phát sinh khoảng 834 tấn/ngày, thu gom 834 tấn/ngày. Hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng môi trường trong phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh An Giang đã xác định rõ phương án thu gom, xử lý các nguồn chất thải phát sinh trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, địa phương triển khai hiệu quả phương án thu gom, xử lý chất thải tại Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. 

Thời gian tới, địa phương này xây dựng các khu xử lý chất thải rắn (hoặc dự trữ quỹ đất để bố trí khu xử lý chất thải rắn) đảm bảo thu gom, xử lý cho các địa phương hoặc liên huyện. Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường được thu gom và đưa về các khu xử lý chất thải rắn tập trung; chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý tại các cơ sở có chức năng xử chất thải rắn nguy hại; chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý tại các cơ sở y tế, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Áp dụng hai mô hình thu gom vận chuyển cấp huyện và liên huyện. Trong đó đối với mô hình thu gom, vận chuyển CTR liên huyện: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bình Hòa, huyện Châu Thành: tiếp nhận, xử lý rác sinh hoạt của 03 huyện, thành phố: Long Xuyên, Châu Phú, Châu Thành; rác thải trên địa bàn TP. Long Xuyên và huyện Châu Phú sẽ được thu gom vận chuyển về địa bàn huyện Châu Thành để tiếp nhận, xử lý; hiện đang vận hành chôn lấp hợp vệ sinh và đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác (công nghệ đốt), công suất 300 tấn/ngày, quy mô khoảng 25 ha.

Khu xử lý rác thải Phú Thạnh, huyện Phú Tân: tiếp nhận, xử lý rác sinh hoạt của huyện Phú Tân, TX. Tân Châu; rác thải trên địa bàn TX. Tân Châu sẽ được thu gom vận chuyển về địa bàn huyện Phú Tân để tiếp nhận, xử lý; công suất xử lý 150 tấn/ngày, quy mô 2,06 ha Khu xử lý rác thải Kênh 10 - Châu Đốc: tiếp nhận, xử lý rác sinh hoạt của huyện An Phú, TP. Châu Đốc; rác thải trên địa bàn huyện An Phú sẽ được thu gom vận chuyển về địa bàn TP. Châu Đốc để tiếp nhận, xử lý; công suất xử lý 150 tấn/ngày, quy mô khoảng 12 ha.

Với mô hình thu gom CTR cấp huyện: Nhà máy xử lý CTR Chợ Mới: tiếp nhận và xử lý rác thải trên địa bàn huyện bằng công nghệ đốt không thu hồi năng lượng; công suất xử lý 100 tấn/ngày, quy mô 0,6732 ha. Nhà máy xử lý CTR Thoại Sơn: tiếp nhận và xử lý rác thải trên địa bàn huyện bằng công nghệ đốt không thu hồi năng lượng; công suất xử lý 50 tấn/ngày, quy mô 0,3288 ha

Với chất thải rắn công nghiệp địa phương này áp dụng hai mô hình thu gom, vận chuyển trực tiếp và thu gom, vận chuyển trung chuyển: Mô hình thu gom, vận chuyển trực tiếp: CTR được thu gom từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN, CCN và vận chuyển thẳng tới khu xử lý. Áp dụng cho các huyện có khu xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn (huyện Châu Thành, huyện Phú Tân và TP. Châu Đốc).

Mô hình thu gom, vận chuyển trung chuyển: CTR được thu gom từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN, CCN và vận chuyển thẳng đến trạm trung chuyển. Ở trạm trung chuyển, chất thải được chuyển vào các container cỡ lớn nhờ thiết bị nén ép, container, từ đó tiếp tục vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn. Áp dụng cho các huyện, TP., thị xã không có khu xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn (TP. Long Xuyên, TX. Tân Châu, TX. Tịnh Biên và các huyện: Tri Tôn, Châu Phú, An Phú, Chợ Mới và Thoại Sơn).

Để thu gom, xử lý vận chuyển CTR y tế hiệu quả, tỉnh An Giang chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng xử lý chất thải cho các cơ sở y tế, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh, bao gồm xây dựng hệ thống xử lý nước thải và bổ sung thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại với công nghệ mới, thân thiện với môi trường. Giai đoạn 2021-2025: Áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển tập trung cấp huyện tại các huyện: Châu Thành, Chợ Mới, An Phú và Thoại Sơn và mô hình thu gom, vận chuyển tập trung liên huyện đối với các huyện, thị xã, thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc, Phú Tân, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và Tân Châu. Giai đoạn 2026-2030: Áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển tập trung cấp huyện đối với các huyện: Châu Thành, Phú Tân, Châu Đốc và mô hình tập trung liên huyện đối với các huyện, thành phố, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh.

Xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được địa phương đẩy mạnh triển khai (Ảnh minh họa). 

Với nguồn thải từ xây dựng và bùn nạo vét, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý CTR xây dựng theo hình thức tập trung, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Các chủ đầu tư hay nhà thầu có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị chuyên trách để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR xây dựng. Bùn thải tại các huyện/thành phố/thị xã trên địa bàn tỉnh được thu gom tại nơi phát sinh bùn thải và vận chuyển trực tiếp bằng các thiết bị chuyên dùng đến khu xử lý bùn theo quy định (không qua trạm trung chuyển).

Ngoài ra, với nguồn thải từ nông nghiệp, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phải được thu gom về các bể chứa sau khi đã được làm sạch. Trường hợp sản xuất tập trung do doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp: Tự quản lý tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong địa bàn quản lý theo quy định. Trường hợp không tập trung: Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (nông dân) có trách nhiệm thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ngoài đồng ruộng để vào bể chứa. UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện) hoặc UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) tùy theo điều kiện của địa phương lựa chọn đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa; đồng thời đơn vị này có trách nhiệm thu gom vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ các bể chứa về nơi lưu chứa hoặc các điểm tập kết theo hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển.

Cùng với các địa phương trên cả nước, thời gian tới tỉnh An Giang đẩy mạnh triển khai phân loại chất thải rắ. Đối với CTR sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tại chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác Khu vực đô thị: Thực hiện phân loại CTR thành 3 loại cho TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc, thị xã Tân Châu; thị xã Tịnh Biên và các thị trấn còn lại. Khu vực nông thôn: Tiếp tục từng bước nhân rộng phân loại tại nguồn cho khu vực nông thôn để áp dụng ủ phân hữu cơ hộ gia đình.

Đối với CTR công nghiệp: Phân loại CTR tại nguồn và tại khu phân loại tập trung thành CTR có thể tái chế, tái sử dụng, CTR nguy hại và CTR không thể tái chế. Đối với CTR y tế: Thực hiện phân loại thành chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải y tế thông thường, chất thải tái chế theo hướng dẫn tại Thông tư số 20/2021/TT - BYT quy định về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế, Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/01/2022. Đối với CTR xây dựng: Phân loại thành CTR có khả năng tái chế, CTR có thể được tái sử dụng, CTR không tái chế, tái sử dụng được và CTR nguy hại. 

 

Thu Trang 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline