Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 11:07

Tin nóng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ tư, 02/07/2025

Triển khai đồng bộ giải pháp chăn nuôi an toàn

Chủ nhật, 02/03/2025 06:03

TMO - Thời gian gần đây các loại dịch bệnh trên động vật, vật nuôi diễn biến phức tạp. Mặc dù được khống chế và đẩy mạnh tiêm phòng, tuy nhiên nguy cơ bùng phát trở lại rất cao. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn tỉnh Tuyên Quang, để thúc đẩy chăn nuôi an toàn trên địa bàn, cần triển khai đồng bộ các giải pháp. Bên cạnh đó kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật ra vào tỉnh.

Xác định chăn nuôi an toàn là hướng đi bền vững cho lĩnh vực chăn nuôi, thời gian qua, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng phối hợp với các địa phương tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn. Đến nay, hầu hết số doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ chăn nuôi quy mô lớn trong tỉnh áp dụng thành công phương pháp chăn nuôi an toàn, VietGAHP, mang lại hiệu quả kinh tế tăng trung bình 15 – 20%/năm.

Bên cạnh đó, trước sự ảnh hưởng của diễn biến thời tiết, nóng lạnh thất thường là nguyên nhân khiến vật nuôi dễ mắc dịch bệnh làm tăng nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh động vật. Đặc biệt, hoạt động vận chuyển động vật phục vụ Tết Nguyên đán là nguy cơ tiềm ẩn khiến ủ bệnh trên đàn vật nuôi. Do đó, Tuyên Quang đã đẩy mạnh triển khai, thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi.

Các dịch bệnh trên đàn vật nuôi hiện diễn biến phức tạp, đơn cử tại địa bàn huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã ghi nhận 1 ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại xã Khau Tinh, 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Thanh Tương và thị trấn Na Hang .

Các ổ dịch đã được phát hiện, xử lý, khống chế kịp thời không để lây lan rộng. Dù vậy, bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi vẫn xuất hiện lẻ tẻ tại nhiều địa phương gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nhân dân. Ngoài Na Hang, thì huyện Sơn Dương là địa phương có quy mô chăn nuôi lớn nhất tỉnh. Năm 2024, huyện có tổng đàn lợn 180.170 con; đàn trâu có 18.857 con; đàn bò có 13.660 con; bò sữa với 1.571 con, sản lượng sữa tươi đạt 10.500 tấn; đàn gia cầm có 1.830.000 con; diện tích nuôi thả cá đạt 819 ha.

Nhằm tăng cường phòng, chống dịch bệnh, trong năm, toàn huyện đã tiêm 97.422 liều vắc xin lở mồm long móng trên trâu, bò, lợn, dê; tiêm 1.842.523 liều vắc xin newcastle gia cầm…  Công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật cũng được địa phương này quan tâm, chú trọng.

Theo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Dương, 2 tháng đầu năm, Trạm kiểm dịch động vật tại các xã Sơn Nam, Hợp Thành, Phan Lương đã kiểm dịch được hơn 150 chuyến, trong đó hơn 65 chuyến vận chuyển lợn; hơn 81 chuyến vận chuyển gia cầm; còn lại là vật nuôi khác với tổng số hơn 85.429 con. Cán bộ phụ trách Trạm kiểm dịch động vật xã Hợp Thành (Sơn Dương) thông tin, từ năm 2020 đến nay, huyện Sơn Dương đã có 9 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên tổng số 14 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận trên toàn tỉnh.

Đơn vị tập trung duy trì trực gác, kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch, số lượng, chủng loại, tình trạng sức khỏe động vật, điều kiện vệ sinh thú y của các xe, nếu đảm bảo an toàn mới xác nhận cho vận chuyển tiếp. Cùng với đó, tại huyện Hàm Yên (nơi cửa ngõ kiểm soát lưu thông từ Hà Giang vào tỉnh), theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Hàm Yên, từ đầu năm đến nay, Trạm kiểm dịch động vật xã Yên Lâm đã kiểm dịch được hơn 58 chuyến vận chuyển gia súc, gia cầm với tổng số hơn 23.237 con.

Người dân tỉnh Tuyên Quang thường xuyên phun hóa chất tiêu độc khử trùng để ngăn chặn vi rút gây bệnh xâm nhiễm. (Ảnh: QN). 

Để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, người dân trên địa bàn huyện Hàm Yên đã tuân thủ quy trình bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, chủ động tiêm vắc xin lở mồm long móng cho đàn lợn. Đồng thời, thường xuyên phun tiêu độc khử trùng, chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học và quan tâm đến việc quản lý người, phương tiện ra vào trại. Cùng với đó, chất thải chăn nuôi được thu gom, xử lý hàng ngày nên không phát sinh mùi và bảo đảm vệ sinh môi trường. Đại diện Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, Chi cục đã chủ động tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo và phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và tổ chức triển khai nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả công tác kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm.

Tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người chăn nuôi lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, từ các cơ sở sản xuất, cung ứng con giống có uy tín, được kiểm dịch theo quy định và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trước khi nhập đàn. Chi cục cũng đã chuẩn bị đầy đủ các loại vắc xin thuộc diện được hỗ trợ để cung ứng cho các huyện, thành phố tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đúng thời vụ tạo miễn dịch tốt nhất. Theo khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hạn chế tối đa những thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra, người chăn nuôi tích cực, chủ động thực hiện thường xuyên, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phát triển chăn nuôi.

Trong đó, cần kê khai hoạt động chăn nuôi đầy đủ theo quy định với chính quyền địa phương, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh có kiểm soát; chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định cho đàn gia súc, gia cầm.

Trong năm 2025, Tuyên Quang sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 20/11/2024 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tỉnh Tuyên Quang năm 2025; chủ động xây dựng phương án phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thủy sản trên địa bàn quản lý; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nhân dân che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn, chăm sóc và sử dụng hợp lý gia súc trong vụ đông.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác giám sát và phòng ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn châu Phi, bệnh lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Cúm gia cầm....; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và triển khai tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản. Đồng thời, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, lưu thông động vật và sản phẩm động vật bảo đảm theo đúng quy định.

Hiện nay, chăn nuôi an toàn đã được người dân Tuyên Quang chú trọng, các HTX nông nghiệp, kinh tế trang trại, gia trại cùng các loại hình dịch vụ ở nông thôn ngày càng được củng cố, hỗ trợ có hiệu quả cho người nông dân. Từ đó, năng lực trong sản xuất và kinh doanh của gia đình hộ nông dân được nâng lên, vì vậy đã làm tăng thu nhập, cải thiện được cuộc sống, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội.

 

 

Bích Hồng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline