Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 04:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường

Thứ sáu, 29/07/2022 08:07

TMO - Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Trong đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước...

Theo kết quả quan trắc môi trường hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho thấy, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh còn tốt. Tại các vị trí quan trắc, nồng độ của các thông số ô nhiễm như bụi TSP, các khí SO2, NO2, CO... và tiếng ồn đều thấp hơn giá trị giới hạn cho phép theo các quy chuẩn hiện hành (QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh).

Ngành Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc thực hiện định kì nhiệm vụ quan trắc môi trường không khí trên địa bàn tỉnh với tần suất quan trắc thực hiện 03 đợt/năm (tháng 6, tháng 8, tháng 12 hằng năm).

Sở TN&MT phối hợp với các đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của Nhà nước bố trí phương tiện vận chuyển, nhân sự, trang thiết bị máy móc, dụng cụ và điều kiện cần thiết khác tiến hành thực hiện quan trắc ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.

Công tác quan trắc chất lượng không khí được địa phương thực hiện định kỳ, theo kế hoạch 

Trong năm 2021, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc 37 vị trí (34 vị trí quan trắc môi trường nền và 03 vị trí quan trắc môi trường tác động). Kết quả, môi trường không khí, cường độ tiếng ồn và nồng độ bụi, khí thải tại các vị trí quan trắc đều có giá trị đo được nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; các thông số ô nhiễm đều có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép theo các quy chuẩn hiện hành.  

Xác định tài nguyên đất đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, để hạn chế tình trạng làm ô nhiễm môi trường đất, suy thoái đất, gây thiệt hại lớn tài nguyên đất tự nhiên, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp. 

Trong đó, Sở TN&MT chú trọng thực hiện các biện pháp khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, cháy rừng, từng bước tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái.

Địa phương này chú trọng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hạn chế thuốc BVTV đảm bảo chất lượng môi trường cũng như sản phẩm 

Phối hợp với các ngành chức năng, địa phương cơ sở để tác động đến người dân trong việc chọn phương thức canh tác nông nghiệp phù hợp; sử dụng nước, phân bón, thức ăn chăn nuôi phù hợp, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát triển sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu, hạn chế và loại bỏ dần các máy nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ nhiều năng lượng.

Đồng thời, tăng cường khuyến cáo người dân việc lạm dụng phân bón vô cơ khiến đất đai bị chai cứng, giữ nước kém, giảm độ màu mỡ của đất; tăng cường sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp ủ làm phân vi sinh thay cho hình thức đốt gây phát thải hay bỏ phí gây ô nhiễm môi trường.

Để bảo vệ môi trường đất, phòng ngừa và hạn chế tình trạng ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và xác nhận hoàn thành các báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; thường xuyên rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến cấp xã để có sự bố trí sử dụng đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu của các ngành và các đối tượng sử dụng. 

Ngoài ra, việc cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nước được địa phương này đặc biệt chú trọng. Trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước ngầm, góp phần phục vụ tốt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất.

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 1137/QĐ-UBND  về việc phê duyệt kết quả “Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.

Kết quả trên nhằm mục tiêu định hướng phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; làm sáng rõ đặc điểm tài nguyên nước dưới đất, đánh giá được trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước nước dưới đất tổng thể cho toàn tỉnh và chi tiết các khu vực đô thị, khu công nghiệp và một số khu vực trọng điểm; tạo bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước dưới đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. 

Để đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, thời gian tới, Sở TN&MT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên nước đến người dân nhằm nâng cao nhận thức trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.

Tỉnh Bắc Kạn chú trọng đến công tác thu gom rác thải tại khu vực đầu nguồn chảy vào hồ Ba Bể, nhằm bảo vệ nguồn nước. Ảnh: Quý Đôn 

Khai thác đúng công suất ở các công trình khoan nước được cấp phép khai thác nước; các công trình tháo khô mỏ khoáng sản cần tuân thủ đúng lưu lượng bơm hút, tránh hạ thấp mực nước dưới đất, gây ảnh hưởng đến các công trình trên mặt. 

Điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước, từ đó có các biện pháp xử lý các nguồn xả thải trước khi xả vào nguồn nước. Trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên nước dưới đất, sẽ khoanh định vùng hạn chế khai thác nước cho từng địa phương giúp các cấp chính quyền quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

 

 

Lê Hải 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline