Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 13:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Triển khai đầu tư các dự án cải thiện chất lượng môi trường

Thứ năm, 23/06/2022 11:06

TMO - Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Nhằm nâng cao chất lượng môi trường hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các dự án về môi trường.

Theo đánh giá của PGS. TS Phùng Chí Sỹ, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đánh giá, TP HCM đang chịu tác động của 4 nguồn gây ô nhiễm chính. Đó là hoạt động giao thông; khí thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; khí thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân (nấu nướng, đốt than, củi, đốt phế liệu tự phát của người dân...); và nguồn gây ô nhiễm đến từ việc đốt rơm, rạ ở các tỉnh Long An, Tây Ninh, Đồng Nai...

Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP HCM đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân xuất phát từ khí thải các phương tiện. Ảnh: MQ 

Trong đó, nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông chiếm tỷ lệ rất lớn. Thành phố HCM có hơn 7 triệu xe máy, và đây là nguồn phát thải chủ yếu của các chất ô nhiễm NO2, CO, SO2, CH4, nhất là bụi mịn PM2.5 thải ra từ phương tiện này chiếm gần 80%. Ngoài ra, các ngành sản xuất công nghiệp cũng là nguồn phát thải cao. Tại TP HCM, nồng độ bụi PM2.5 đứng thứ 11 trong xếp hạng toàn quốc, thấp hơn giới hạn cho phép của chuẩn quốc gia, và năm 2020 -2021 đã giảm 13% so với năm 2019.

Theo thống kê lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày tại TP HCM là 9.500 tấn rác. Lượng rác khổng lồ trên chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, chiếm đến 69%. Trong khi đốt, ủ phân compost và tái chế chỉ chiếm 31%, trong đó tái chế nhựa chỉ chiếm 1% ...

Sở Xây dựng thành phố, hiện lượng nước thải đô thị phát sinh của thành phố khoảng 1,54 triệu m3/ngày, chủ yếu từ hai nguồn: Hoạt động sinh hoạt hằng ngày và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nguồn nước thải chưa được xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân. Trong những năm trở lại đây, lượng nước thải đổ ra môi trường liên tục tăng. Cụ thể, từ năm 2018 đến 2021, ước tính tỷ lệ nước thải bình quân tăng khoảng 6,7%.

Trước sự gia tăng ô nhiễm trên địa bàn, TP HCM đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm cải thiện chất lượng môi trường trong quá trình phát triển kinh tế như: Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021 – 2030; Kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường năm 2022 thuộc giai đoạn 2020 -2030; Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường; Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030....

TP HCM kêu gọi thu hút đầu tư các dự án về xử lý chất thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt điện trên địa bàn thành phố. Ảnh: HH 

Cùng với việc triển khai các kế hoạch trên, thời gian qua thành phố đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư các dự án về môi trường. Vừa qua, UBND TP HCM vừa chấp thuận danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2022 do Sở Kế hoạch Đầu tư đề xuất với 197 dự án và tổng vốn đầu tư 943.937 tỷ đồng (tương đương gần 43 tỷ USD); trong đó kêu gọi hơn 40.000 tỷ đồng đầu tư các dự án môi trường.

Đối với lĩnh vực môi trường, xử lý rác, xử lý nước và giảm ngập nước, TP.HCM sẽ kêu gọi đầu tư vào các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt điện. Dự án chỉnh trang đô thị và xây dựng nhà ở, tái định cư có nhiều dự án quy mô lớn như khu đô thị Hiệp Phước, khu đô thị Đại học Hưng Long… 

Theo đó, tổng số vốn kêu gọi trong lĩnh vực này là hơn 40.000 tỷ đồng, đáng chú ý có các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt điện trên địa bàn thành phố với công suất 1.000 tấn/ngày với mức đầu tư 4.500 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và thu hồi năng lượng với công suất 2.000 tấn/ngày, với tổng vốn 4.920 tỷ đồng; hệ thống thu gom và xử lý rác thải lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm (các Quận 6,8,11, Tân Bình, Tân Phú, huyện Bình Chánh với dân số khoảng 962.000 người) với tổng vốn đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng...

Để việc thu hút nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố công bố Danh mục dự án kêu gọi đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư xây dựng, biên soạn, in ấn danh mục dự án để phục vụ xúc tiến đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.

 

Thùy Trang

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline