Hotline: 0941068156

Thứ tư, 26/02/2025 06:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ tư, 26/02/2025

Trên 90% dân số đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm

Thứ hai, 13/11/2023 04:11

TMO - Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, có đến 92% dân số đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm.

Những ngày qua, khắp thủ đô New Delhi của Ấn Độ bao phủ làn sương mù mỏng khi các khối khí lạnh giữ lại bụi xây dựng, khí thải xe cộ và khói từ việc đốt rơm rạ ở các bang lân cận, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở thành phố 20 triệu dân này. Theo số liệu của Tập đoàn IQAir (Thụy Sĩ), New Delhi đã đứng đầu danh sách về các thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo thời gian thực. 

Đầu tháng 11 này, trường học tại một số khu vực ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ được yêu cầu đóng cửa trong 2 ngày do chỉ số chất lượng không khí (AQI) rơi xuống mức nghiêm trọng. Hầu hết các công trình xây dựng trong các khu vực này cũng bị đình chỉ. Chính quyền thủ đô New Delhi tiếp tục gia hạn quyết định đóng cửa tất cả trường học đến ngày 18/11. Chính quyền khu vực thủ đô New Delhi tuyên bố trong tuần tới sẽ hạn chế hoạt động xây dựng và việc sử dụng phương tiện giao thông, giúp làm giảm mức độ ô nhiễm đang gia tăng.

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng kéo dài tại Thủ đô New Delhi của Ấn Độ. 

Còn tại Pakistan, theo khuyến cáo của cơ quan y tế, Chính quyền tỉnh Punjab, tỉnh đông dân nhất Pakistan, quyết định đóng cửa trường học và khu chợ tại các thành phố lớn của tỉnh có dân số hơn 110 triệu người từ ngày 9-12/11 để bảo vệ sức khỏe con người do không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng với khói mù dày đặc. Theo chỉ thị của chính quyền tỉnh, trừ các cơ sở ưu tiên như hiệu thuốc, bệnh viện và tòa án, tất cả trường học, văn phòng, nhà hàng và cơ sở kinh doanh đều phải đóng cửa để hạn chế người dân ra đường.

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Helsinki, Phần Lan) cảnh báo hơn 15.000 người có thể thiệt mạng vào năm 2050 do các tình trạng liên quan đến ô nhiễm không khí nếu Nam Phi trì hoãn kế hoạch ngừng hoạt động các nhà máy điện sử dụng than đá cho đến sau năm 2030.

Theo CREA, 6.200 trường hợp tử vong mới sẽ là do tiếp xúc với các chất dạng hạt, 3.500 ca do tiếp xúc với khí NO2 và 5.700 ca do tiếp xúc với khí SO2. Một số bệnh mà những người phơi nhiễm có thể mắc phải bao gồm hen suyễn, trẻ sinh non và nhẹ cân, trầm cảm, viêm phổi, viêm phế quản và mất trí nhớ. Nam Phi vẫn là 1 trong 12 nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất than đá lớn thứ 7 trên thế giới.

Theo báo cáo do Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu (GCHA), các nước Nigeria, Mali, Togo, Ghana và Côte d'Ivoire nằm trong số những quốc gia hàng đầu đề cập đến các mối lo ngại về chất lượng không khí trong kế hoạch hành động vì khí hậu trình lên Liên Hợp Quốc, được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Theo bảng xếp hạng do GCHA công bố, 14 trong số 15 quốc gia đi đầu là những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, trong đó dẫn đầu là Colombia và Mali, còn Chile là nước thu nhập cao duy nhất trong số đó.

Báo cáo Thực trạng về Tài trợ Chất lượng Không khí Toàn cầu được công bố mới đây cho thấy chỉ 1% tổng quỹ tài trợ phát triển quốc tế - khoảng 17 tỷ USD, được cam kết cho mục tiêu giảm ô nhiễm không khí trong giai đoạn 2015-2021. Trong khi đó, chỉ có 2% tổng quỹ tài trợ công chống biến đổi khí hậu quốc tế dành cho nhiệm vụ này.

 

 

PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline