Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 10:11
Thứ bảy, 25/02/2023 19:02
TMO – Trong số 21 cây cổ thụ được đề xuất công nhận Cây Di sản Việt Nam có cây du sam núi đất khổng lồ trên 1.000 năm ở Sơn La.
Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa nhóm họp xem xét hồ sơ những cây cổ thụ tại nhiều tỉnh, thành phố sau các đợt thậm định thực địa và phân tích đánh giá. Đây là đợt xét công nhận đầu tiên kể từ đầu tháng 1/2023.
Theo đó, 21 cây cổ thụ tại các tỉnh, thành phố được xét duyệt đợt này tại gồm (Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Sơn La). Cụ thể, trên địa bàn Hà Nội có 10 cây (03 cây nhãn từ 150 đến hơn 200 năm trong khuôn viên chùa Láng; 04 cây đại hoa trắng khổng lồ từ 600 đến hơn 700 năm; 02 cây muỗm từ 300 đến 700 năm và 01 cây Đa hơn 150 năm).
Hai cây đa - Cây Di sản Việt Nam ở Cần Đước, Long An
Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 7 cây (01 cây du sam núi đất khổng lồ, có tuổi hơn 1.000 năm; 03 cây Đa có tuổi hơn 500 năm; 02 cây Dẻ hơn 300 năm; 01 cây gạo hơn 300 năm. Tỉnh Phú Thọ có 02 cây, là cây sanh trên 250 đến hơn 800 năm. Hải Phòng có 01 cây, là cây mít, hơn 150 năm).
GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, sau buổi họp này, Hội đồng sẽ trình danh sách và nếu được Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ký quyết định công nhận thì 21 cây cổ thụ này sẽ trở thành Cây Di sản Việt Nam. Ông cho biết thêm, từ tháng 1 đến nay đã có rất nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, đây đều là những cây được các thành viên trong Hội đồng xét duyệt, thông qua từ quý IV/2022. Do là cuối năm (chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2023) nên các địa phương có ý kiến tổ chức lễ công bố đón nhận Cây Di sản vào dịp sau Tết Quý Mão để lồng ghép với lễ hội Xuân 2023.
Phạm Dung
Bình luận