Hotline: 0941068156

Thứ năm, 22/08/2024 10:08

Tin nóng

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ tịch nước Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam

Phát hiện 1.513 vụ vi phạm về môi trường trong tháng 7/2024

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Thứ năm, 22/08/2024

Trà Vinh: Hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp sạch

Thứ hai, 15/07/2024 14:07

TMO - Tỉnh Trà Vinh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị, hộ nông dân trong tỉnh mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp sạch qua đó tạo lợi thế thị trường và tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích sản xuất.   

Trà Vinh có nền kinh tế chủ lực là sản xuất nông nghiệp, với diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 256.000 ha (năm 2023), tổng sản lượng đạt gần 2,7 triệu tấn; trong đó, 203.364 ha lúa với sản lượng trên 1,1 triệu tấn. Tỉnh có tổng đàn vật nuôi gần 274.000 con lợn, 227.570 con bò, đàn gia cầm 5,36 triệu con; tổng diện tích nuôi thủy sản trên 60.000 ha trong năm 2023. Toàn tỉnh có 123 hợp tác xã nông nghiệp và một liên hiệp hợp tác xã lúa gạo, vốn điều lệ hơn 114 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 600 lao động. 

Thời gian qua, địa phương này đang tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị, hộ nông dân trong tỉnh thực hiện các mô hình sản xuất tốt về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, theo Nghị quyết số 09/2024/NQ – HĐND của HĐND tỉnh ban hành tại kỳ họp thứ 15. Theo đó, các đơn vị sản xuất, hộ nông dân khi thực hiện các mô hình sản xuất đảm bảo được các tiêu chí, như: nằm trong kế hoạch phát triển sản xuất của UBND cấp xã, huyện; sản phẩm có đăng ký áp dụng VietGAP theo mẫu quy định; có hợp đồng, phương án tiêu thụ sản phẩm; có giấy chứng nhận VietGAP sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi của tỉnh.

Tỉnh Trà Vinh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị, hộ nông dân trong tỉnh thực hiện các mô hình sản xuất tốt về trồng trọt. Ảnh: MĐ. 

Cụ thể về trồng trọt, tỉnh hỗ trợ cho năm đầu 50% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và 30% cho năm thứ 2 đối với cây ăn quả và cây dừa; hỗ trợ 50%chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho một vụ trồng mới đối với sản phẩm trồng trọt khác; hỗ trợ 50% kinh phí mua máy bơm tát và thiết bị cảm biến nhưng không quá 100 triệu đồng/cơ sở. Đối với trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính theo phương pháp tưới ngập - khô xen kẽ được tỉnh hỗ trợ 50% tiền mua phấn bón thông minh, nhưng không quá 5 triệu đồng/ha.

Về lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng kho chứa nguyên liệu và thức ăn, kho chức dụng cụ chăn nuôi, máy móc thiết bị, hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/cơ sở đối với nuôi heo, bò; không quá 100 triệu đồng/cơ sở đối với nuôi dê và không quá 50 triệu đồng đối với cơ sở nuôi gà, vịt.

Ở lĩnh vực thủy sản, tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí cải tạo ao nuôi, trang thiết bị máy móc, hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh, cá tra và không quá 120 triệu đồng/cơ sở đối với nuôi cua biển, nuôi nghêu. Riêng đối nuôi tôm thâm canh mật độ cao được tỉnh hỗ trợ thêm 50% kinh phí đầu tư hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường và 30% kinh phí đầu tư hệ thống điều khiển máy cho tôm ăn tự động, tổng kinh phí không quá 100 triệu đồng/cơ sở.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có gần 29.760 ha thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như: sử dụng công nghệ tưới phun bán tự động, công nghệ nhà lưới và thủy canh, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, đạt chứng nhận ASC, nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao…Các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ đều đem lại năng suất, chất lượng sản phẩm vượt trội, hiệu quả kinh tế cho các tập thể, hộ nông dân cao hơn từ 3 - 10 lần so với phương thức sản xuất thông thường. 

Đối với cây lúa qua ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao đã cho năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha, cao hơn 01 tấn so với phương thức trồng lúa truyền thống. Về trồng rau màu được sử dụng công nghệ nhà lưới, kết hợp tưới phun cho sản phẩm đạt chuẩn VietGAP làm tăng giá trị cung ứng từ 10 - 15%. Đối với nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong ao nổi lót bạt cho sản lượng bình quân 40 - 50 tấn /ha/vụ, cao gấp 5 - 7 lần so với nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh bình thường.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Tình trạng sản xuất manh mún, sản xuất không theo nhu cầu thị trường trong thời gian qua đã gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, cần hướng đến sản xuất nông nghiệp sinh thái...Do đó, thời gian tới tỉnh sẽ hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và chỉ dẫn địa lý để tăng sức cạnh tranh, bảo đảm đầu ra cho hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong chăn nuôi, quản lý và sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. Kiểm soát chất lượng con giống, phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi hữu cơ, đặc sản; giám sát và kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiệu quả, không để tái nhiễm.

Từ nay đến năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung hoàn thành kế hoạch hỗ trợ hộ nông dân thực hiện khoảng 10.000 ha sản xuất an toàn; hỗ trợ cho khoảng 1,25 triệu hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học; hỗ trợ cho 100 tổ hợp tác, hợp tác xã cơ sở sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Các mô hình sản xuất đều khuyến khích nông dân ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ, như: sử dụng phân bón thông minh (Nano); hệ thống quan trắc - điện toán đám mây; hệ thống tưới tự động, bẫy côn trùng thông minh và dự báo sâu bệnh; sử dụng cây giống sạch bệnh, nuôi cấy mô, cây phôi; sử dụng công nghệ nhà lưới, thủy canh đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,…

Trước đó, trong năm 2023, tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ khuyến khích nông dân thực hành gần 29.760 ha đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: sử dụng công nghệ tưới phun bán tự động, công nghệ nhà lưới và thủy canh, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, đạt chứng nhận ASC, nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao. 

 

 

Lê Thanh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline