Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 01:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

TP. HCM tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết

Thứ bảy, 20/01/2024 06:01

TMO - TP. HCM sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm và phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường.

Theo đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý.

Đồng thời tổ chức, triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho tất cả các nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm ở cả thời điểm trước, trong thời gian Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. Tập trung tuyên truyền các biện pháp bảo đảm ATTP, phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm đặc biệt là các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm để bảo đảm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bên cạnh đó, tổ chức, triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các chợ đầu mối, siêu thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt, cá, rau, củ, quả, trà, mứt, bánh, kẹo, rượu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước giải khát, nước đá; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

TP. HCM sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm và phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. 

Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng, an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, nguồng gốc nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thực phẩm và quảng cáo thực phẩm. Phát hiện sớm các hành vi vi phạm về ATTP, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật.

Đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chuyển cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm nghiêm trọng, tái diễn. Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng. Ngoài ra, sẵn sàng phương án, lực lượng và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về ATTP, ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý.

Gần dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhu cầu hàng tiêu dùng nói chung, đặc biệt là thực phẩm nói riêng càng tăng mạnh. Các đoàn kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến cấp xã tập trung kiểm tra, kiểm soát các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp này. Sở An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã thành lập 11 đoàn để thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn Thành phố đối với với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm - Phó Giám đốc Sở Lê Minh Hải thông tin tại họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chiều 18/1.

Sở An toàn Thực phẩm Lê Minh Hải cho biết, hàng năm TP.HCM tiêu thụ hơn 300.000 tấn thịt, 450.000 tấn thủy sản, 1,8-1,9 triệu tấn rau củ quả và 900 triệu trứng gia cầm. Tuy nhiên, do sản xuất chỉ đáp ứng khoảng 20-30% nên phần lớn nguồn thực phẩm cung cấp cho người dân Thành phố được nhập từ các tỉnh, thành khác và nhập khẩu. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được các cơ quan ban ngành hết sức quan tâm, đặc biệt trong dịp lễ Tết Nguyên đán sắp tới.

Ngành chức năng thành phố tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm ATTP tại các chợ đầu mối. Ảnh: BCT. 

Theo kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết, TP.HCM tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, hướng dẫn người dân cách chọn lựa thực phẩm và bảo quản thực phẩm an toàn. Khuyến cáo, người dân không nên mua quá nhiều thực phẩm, điều này dễ khiến cho việc bảo quản không đúng cách dẫn đến thực phẩm bị hư hỏng. Bên cạnh đó, không nên sử dụng lại thực phẩm đã được nấu chín quá lâu. Công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được thực hiện thường xuyên, quyết liệt, đảm bảo các cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân.

Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thành lập các đoàn kiểm tra thanh tra các cơ sở sản xuất kinh doanh theo chức năng quản lý, được phân cấp. Sở An toàn Thực phẩm nhận định, có thể đánh giá: Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã được các lãnh đạo đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt. Tất cả nhằm đảm bảo người dân có một cái Tết an vui, hạn chế tối thiểu xảy ra các vụ việc ngộ độc do thực phẩm.

Theo Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM cho biết, theo kế hoạch từ 20/12/2023 đến hết 20/3/2024, Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra liên ngành từ tuyến thành phố đến tuyến quận, huyện, phường, xã, thị trấn, trong đó tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm. Hoạt động tăng cường thanh, kiểm tra trước dịp Lễ, Tết nhằm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như kịp thời ngăn chặn việc sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Cùng với đó, Sở An toàn Thực phẩm thành phố sẽ huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân. Theo đó, công tác kiểm tra sẽ tập trung kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm: Thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồi uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Chú trọng kiểm soát những đầu mối sản xuất nhập khẩu, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, cơ sở giết mổ, vận chuyện thực phẩm. 

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline