Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 04/05/2025 13:05

Tin nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Chủ nhật, 04/05/2025

TP. HCM góp ý 10 nhóm nội dung cần điều chỉnh trong Luật Đất đai 2024

Chủ nhật, 04/05/2025 06:05

TMO - Ngành chức năng TP. HCM vừa kiến nghị điều chỉnh 10 nhóm nội dung trong Luật Đất đai 2024, tập trung vào các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn quản lý, sử dụng đất tại đô thị nhằm hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Ngành tài nguyên và môi trường TP. HCM hiện quản lý 304 thủ tục hành chính, trong đó 237 thủ tục thuộc thẩm quyền cấp tỉnh và 19 thủ tục thuộc cấp xã được đề xuất giữ nguyên.

Đáng chú ý, đối với 48 thủ tục hành chính hiện do cấp huyện thực hiện, Sở đề xuất chuyển 4 thủ tục về cấp tỉnh, 38 thủ tục về cấp xã và bãi bỏ 6 thủ tục do trùng lặp. Riêng trong lĩnh vực đất đai – lĩnh vực phát sinh nhiều vấn đề nhất – Sở TN&MT TP. HCM kiến nghị 10 nhóm vấn đề khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện cần rà soát, điều chỉnh, bao gồm:

Đối với hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Cần loại bỏ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, điều chỉnh lại vai trò của quy hoạch cấp tỉnh và cấp xã, trong đó chỉ lập quy hoạch cấp tỉnh; đề xuất chuyển toàn bộ nội dung này về cấp tỉnh để đảm bảo tính thống nhất. Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Cần chuyển toàn bộ thẩm quyền từ cấp huyện lên cấp tỉnh hoặc xuống cấp xã, tùy theo loại đất và đối tượng sử dụng; đề xuất chuyển về cấp xã (đối với cá nhân) nhằm đảm bảo việc giải quyết thủ tục kịp thời, phù hợp với thực tiễn công tác quản lý đất đai tại địa phương.

Về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cần điều chỉnh lại thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm sự đồng bộ trong hệ thống hành chính khi không còn cấp huyện;

Đề xuất chuyển thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (đối với cá nhân) về cấp xã để thuận tiện trong giải quyết thủ tục và phù hợp với phân cấp quản lý. Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Cần xác định lại cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất;

(Ảnh minh hoạ: NN). 

Đề xuất 02 phương án: Phương án 1 là chuyển toàn bộ nhiệm vụ này về cấp xã và tổ chức bộ máy tham mưu tương ứng (theo nguyên tắc cấp tỉnh có cơ quan chuyên môn như thế nào thì cấp xã tổ chức tương đương hoặc tinh gọn hơn); ưu điểm là phù hợp với đặc thù chính trị cơ sở, dễ huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, tuy nhiên hạn chế là khó triển khai đối với các dự án chuyển tiếp hoặc dự án vượt thẩm quyền cấp xã do thay đổi địa giới hành chính;

Phương án 2 là chuyển toàn bộ về cấp tỉnh để tổ chức thực hiện, với ưu điểm là thuận lợi xử lý các dự án cũ hoặc liên vùng, song hạn chế là cần nhiều nhân lực và khó huy động được hệ thống chính trị cơ sở cùng tham gia (Chọn Phương án 2). Về quản lý và khai thác quỹ đất công: Cần điều chỉnh lại thẩm quyền quản lý đối với đất công ích, đất chưa sử dụng sau khi cấp huyện bị xóa bỏ;

Đề xuất giao thẩm quyền này về cấp tỉnh để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và nâng cao hiệu quả khai thác. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai: Đề xuất tiếp tục thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy. Về quản lý tài chính đất đai, thu thuế, phí và lệ phí: Cần cải cách toàn diện cơ chế tài chính liên quan đến đất đai, đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương trong bối cảnh không còn cấp huyện.

Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về tài chính, đất đai. Về quản lý biến động đất đai và hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai: Cần điều chỉnh lại hệ thống đăng ký đất đai, cập nhật thông tin và tổ chức rà soát, biên tập, đo đạc bản đồ địa chính theo địa giới hành chính mới nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý và kịp thời giải quyết các thủ tục hành chính; đề xuất giao nhiệm vụ này về cấp tỉnh để bảo đảm tính thống nhất và chuyên sâu. Về cơ chế giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai: đề xuất giao thẩm quyền cho cấp tỉnh quản lý, nhằm bảo đảm sự tập trung, đồng bộ và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng quản lý Nhà nước.

Đối với lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nông nghiệp cũng cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đối với các nội dung quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện.

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline