Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/07/2025 23:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Thứ sáu, 18/07/2025

TP. HCM: Dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp

Thứ bảy, 24/05/2025 14:05

TMO - TP. HCM đang ghi nhận số ca mắc tay chân miệng gia tăng nhanh, lên tới hơn 6.700 ca bệnh tính từ đầu năm 2025 đến nay. Ngành y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng nếu không kiểm soát kịp thời.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) tính từ đầu năm 2025 đến nay, toàn TP. HCM ghi nhận tổng cộng 6.711 trường hợp mắc tay chân miệng, cao hơn 49% so với cùng kỳ năm 2024 (khi đó ghi nhận 4.510 ca). Trong số này, có 967 ca phải điều trị nội trú tại các bệnh viện, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024 (842 ca).

Hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp tử vong do tay chân miệng. Sự gia tăng ca bệnh được ghi nhận tại hầu hết các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Trong đó, 8/22 địa phương có số ca mắc mới tăng ở mức đáng chú ý, bao gồm: Quận 1, Quận 5, Quận 7, Quận 12, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận Tân Bình và TP. Thủ Đức.

Đáng lo ngại, số ca bệnh nhi phải nhập viện điều trị cũng tăng 26% so với trung bình giai đoạn này. Theo HCDC, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra.

Khi nghi ngờ trẻ mắc tay chân miệng, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế. 

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt, dịch từ các nốt phỏng hoặc phân của người bệnh. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và rất dễ bùng phát thành dịch lớn nếu không được kiểm soát tốt, đặc biệt trong môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa đặc hiệu. Do đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

HCDC khuyến cáo người dân, đặc biệt là phụ huynh và người chăm sóc trẻ nhỏ, cần thực hiện nghiêm túc biện pháp như: Rửa tay thường xuyên, vệ sinh ăn uống, làm sạch bề mặt và đồ chơi, cách ly người bệnh và không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa kịp thời…/.

 

 

 Thuỳ Dung

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline