Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ năm, 21/11/2024

Tọa đàm “Kiến tạo tương lai chung cho mọi sự sống”

Thứ sáu, 20/05/2022 11:05

TMO - Ước tính số lượng loài hiện tại của Trái Đất dao động từ 10 triệu đến 14 triệu, trong đó chỉ có khoảng 1,2 triệu đã được ghi nhận. Hơn 99% tất cả các loài, chiếm hơn 5 tỷ loài, đã từng sống được ước tính là tuyệt chủng.

Sáng 20/5, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến mang tựa đề “Kiến tạo tương lai chung cho mọi sự sống”. Buổi tọa đàm có sự tham gia trực tiếp của nhiều nhà khoa học và các diễn giả.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên Trái Đất có khoảng 10 triệu loài sinh vật. (có thể lên đến 30.000.000 loài). Trong số này có khoảng 1.400.000 loài sinh vật đã được con người nhận biết (hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật. Thực vật có hoa khoảng hơn 200.000 loài, chiếm 2/3 số loài thực vật đã biết. Trong động vật, côn trùng có khoảng 780.000 loài, chiếm 3/4 đến 4/5 số loài động vật đã biết.

Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên. Bởi vì nó làm cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo cho khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong hệ sinh thái. Đảm bảo cho hệ sinh thái được đảm bảo, sự chu chuyển Oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác toàn trái đất. Chúng giúp cân bằng sự ổn định và sự màu mỡ của đất và các hệ sinh thái khác nói chung trên trái đất.

Các chuyên gia, diễn giả thảo luận trực tuyến.

Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao như làm cho hệ sinh thái nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biến động của môi trường. Hoặc hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy của các con sông, suối, loại bỏ những dòng chảy bẩn để lọc những dòng chảy sạch cho con người sử dụng, ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển.

Ngoài ra, việc đa dạng sinh học làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Tại nước ta, đất đai phì nhiêu, màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nước ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước lâu năm. Từ đó đem lại nguồn doanh thu hằng năm khá lớn, mang thương hiệu Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hoặc việc đa dạng các sản phẩm cây trồng hay vật nuôi sẽ góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội.

Có thể khẳng định rằng, đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của con người và sinh vật khác. Chính vì vậy, thế giới nói chung và  Việt Nam nói riêng cần phải có những chính sách mới, để có thể cân bằng hệ sinh thái.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 1 triệu loài động vật và thực vật trong tổng số khoảng 10 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Trong số các loài đang trong tình trạng bị đe dọa có tới 25% loài động vật có vú và 39% động vật có vú sống ở biển; 41% động vật lưỡng cư; 19% loài bò sát; 13% loài chim; 7% loài cá; 31% cá đuối và cá mập; 33% rạn san hô; 27% động vật giáp xác; từ 16% đến 63% thuộc về các loài thực vật. Ước tính 82 phần trăm sinh khối động vật có vú hoang dã đã bị mất.

Bên cạnh đó, các loài thực vật cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các khu rừng chứa 60.000 loài cây khác nhau nhưng mỗi năm có khoảng 10 triệu ha rừng bị mất kéo theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Từ năm 1990 đến nay đã có khoảng trên 420 triệu ha rừng đã bị mất do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.

Tại Việt Nam, theo thống kê, hiện có 4 loài động vật đã tuyệt chủng, 5 loài tuyệt chủng trong thiên nhiên, 48 loài rất nguy cấp và 113 loài nguy cấp, 37 loài thực vật rất nguy cấp, 178 loài nguy cấp. Số lượng các giống, chủng động vật, thực vật được nuôi trồng phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản, y tế… đã mất đi khá nhanh, trong số này có nhiều giống quý.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do sự biến mất tự nhiên, khai thác quá mức; biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, các sản phẩm nhựa... và các loài xâm lấn. Trong đó, đô thị hóa, phá rừng, phát triển nông nghiệp là những nguyên nhân chính khiến gần 75% môi trường mặt đất bị biến đổi, làm các loài và hệ sinh thái suy giảm. Biến đổi khí hậu cũng đẩy hàng nghìn loài động vật và thực vật ra khỏi môi trường sống của chúng. Các đợt nắng nóng, hạn hán gia tăng đã khiến nhiều nước phải hứng chịu hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng như ở Australia, Indonesia, Nga, Bồ Đào Nha, Mỹ và Hy Lạp.

Thảo luận trong tọa đàm, theo các chuyên gia, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cần phải thực thi một cách có trách nhiệm với những đạo luật kèm cơ chế chính sách đã được Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng cần tập trung nghiên cứu, quan tâm đến những vấn đề chính sau:

Thứ nhất, cần điều chỉnh cơ chế, chính sách về bảo vệ đa dạng sinh học để phù hợp với thực tiễn. Các chuyên gia lấy dẫn chứng, Việt Nam và thế giới những năm gần đây rất quyết liệt về bảo vệ đa dạng sinh học, cụ thể là trồng cây (cây rừng, cây xanh bóng mát…). Tuy nhiên việc bảo vệ những cây đã được trồng lại không mấy ai quan tâm, chăm sóc dẫn đến cây bị chết sau khi trồng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các chuyên gia cũng thẳng thắn chia sẻ “trồng nhưng thiếu quan tâm chăm sóc thì tốt nhất không trồng đỡ lãng phí).

Thứ hai, đối với các dự án xây dựng, tác động môi trường, hệ sinh thái rừng, biển là 2 vấn đề cần xem xét, thẩm định thật kỹ trước khi phê duyệt triển khai. Về việc này, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có sự vào cuộc của chuyên gia, nhà khoa học. Tổ chuyên gia sẽ trực tiếp nghiên cứu, thẩm định (hoạt động độc lập) sau đó đưa ra ý kiến, kiến nghị làm hay không làm.

Thứ ba, theo các chuyên gia, thực tiễn hiện nay đa dạng sinh học toàn cầu đang suy giảm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân (chủ quan và khách quan) nhưng đối tượng đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống lại là người yếu thế (người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai). Chuyên gia đề xuất cần phải xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, bảo vệ khẩn cấp những đối tượng nay.

Thứ tư, hiện nay với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nhiều dự án đã, đang, sắp triển khai tác động lớn đến môi trường, hệ sinh thái rừng, biển. Dư luận nhiều ý kiến trái chiều về những dự án này nhưng phần lớn không tán thành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần phải hài hòa, đảm bảo lợi ích chung. Chúng ta không thể cứ “sợ” tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rồi “đóng cửa” không làm gì. Vấn đề đặt ra là cần phải hài hòa (tức là vừa xây dựng phát triển, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường).

Tọa đàm “Kiến tạo tương lai chung cho mọi sự sống” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức. Đây là hoạt động thường kỳ hàng năm của VACNE hưởng ứng Ngày Quốc tế về đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường thế giới 5/6. Nội dung buổi tọa đàm năm nay, các chuyên gia, diễn giả tập trung phản biện các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học, môi trường. Buổi tọa đàm thu hút hàng nghìn lượt theo dõi qua nền tảng mạng xã hội.

 

Phạm Dung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline