Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 13:07

Tin nóng

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thứ tư, 02/07/2025

Tình hình dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp trong năm 2022

Thứ ba, 15/02/2022 16:02

TMO - Thông tin Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, bước sang năm 2022, dịch trên trên thủy sản được dự báo sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Cục Thú y đề nghị các địa phương chủ đông theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh nhất là đối với nhóm thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao.

Trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 song diện tích nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh khoảng 5.608 ha, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2020. Các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tiếp tục được kiểm soát. Do đó, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại (bao gồm 5.608 ha do dịch bệnh) gồm hơn 21.190 ha, giảm 54,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Về tình hình dịch bệnh xuất hiện phổ biến trên thủy sản nuôi trong năm 2021: đối với tôm, một số loại mầm bệnh nguy hiểm như: hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu…vẫn xuất hiện ở nhiều vùng nuôi, kết hợp các yếu tố nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường cực đoan tác động đến sức khỏe tôm, làm cho tôm chậm lớn, sức đề kháng yếu. Đối với dịch bệnh trên cá tra, trong năm 2021, chủ yếu vẫn là bệnh xuất huyết.

Ngoài ra, trên loài cá nước ngọt vẫn xuất hiện bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển (ở Kiên Giang), bệnh do ký sinh trùng giáp xác chân tơ (trên cua Cà Mau),.. gây thiệt hại nặng cho người nuôi.

Ảnh minh họa

Theo Cục Thú y, trong năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh thủy sản và thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp do ảnh hưởng khó lường của dịch bệnh COVID-19 sẽ có tác động xấu đến việc tổ chức sản xuất và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản. Bên cạnh đó, hạ tầng nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; diễn biến thời tiết phức tạp, tiêu cực khó lường, ô nhiễm môi trường,.. tác động xấu đến môi trường sống của thủy sản nuôi, gây thiệt hại và có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh.

Do đó, để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, Cục Thú y đề nghị các địa phương tập trung đôn đốc, hướng dẫn tổ chức triển khai "Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi giai đoạn 2021 - 2030"; Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản năm 2022 của Bộ NN&PTNT,…

Các địa phương cần chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, đặc biệt chú ý đến  các đối tượng nuôi chủ lực (tôm và cá tra), đối tượng thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao (tôm hùm, cá nước lạnh), thủy sản truyền thống nuôi phổ biến như: cá biển, cá nước ngọt, nhuyễn thể,... để tham mưu các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, kiểm soát được dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại.

Chú trọng tổ chức giám sát chủ động một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản, đồng thời triển khai công tác truyền thông phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh và xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ ở an toàn dịch bệnh.

Cục Thú y đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực thú y các cấp theo Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 – 2030 để bảo đảm các nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật. Khẩn trương chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 theo quy định của Luật Thú y.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline