Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 01:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Tiền Giang nâng cao chất lượng vùng trồng mít xuất khẩu

Thứ tư, 04/06/2025 12:06

TMO - Thực hiện chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, nông dân tại các địa phương phía Tây tỉnh Tiền Giang đã chuyển đổi gần 16.000ha trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng mít Thái chuyên canh tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu. 

Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang), mít Thái thích hợp với thổ nhưỡng đất đai vùng ngập lũ và vùng Đồng Tháp Mười, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, cho năng suất cao và đầu ra thuận lợi, vừa tiêu thụ trong nước vừa được thị trường xuất khẩu ưa chuộng; nhất là Trung Quốc. Do vậy, nông dân chọn đưa vào cơ cấu cây trồng chủ lực trong chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu. 

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện Đề án "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền tỉnh Tiền Giang" nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi đất canh tác kém hiệu quả sang trồng chuyên canh cây ăn trái đặc sản, chủ yếu là sầu riêng, mít Thái siêu sớm và rau màu... mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng tránh lũ lụt, thiết thực góp phần giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường vừa nâng cao thu nhập, giúp nông dân tạo dựng cơ nghiệp bền vững.

Triển khai đề án này, địa phương cũng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm phòng trừ hiệu quả sâu bệnh gây hại, nâng chất lượng vùng mít chuyên canh, tạo nguồn nông sản an toàn phục vụ xuất khẩu. Cụ thể là các đề tài nghiên cứu khoa học trên cây mít Thái: Xác định tác nhân và xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bệnh xơ đen mít và bệnh xì mủ trên cây mít; tận dụng phụ phẩm từ quả mít để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả cây mít.

Tỉnh Tiền Giang hiện có vùng chuyên canh trồng mít xuất khẩu (Ảnh: NT). 

Đồng thời, tận dụng phụ phẩm từ quả mít để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả cây mít; khuyến khích nông dân lắp đặt hệ thống tưới phun tự động tiết kiệm nước, tuyển chọn giống tốt sạch bệnh, định hướng trồng mít theo ngưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với thiết lập mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu chính ngạch…

Các địa phương vùng ngập lũ và vùng Đồng Tháp Mười phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, thị xã Cai Lậy đã chuyển trên 15.800 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng mít. Những năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng chất lượng sản phẩm, hướng tới xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và các nước khác, tỉnh hiện có 70 mã số vùng trồng mít xuất khẩu với diện tích trên 8.600 ha xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. 

Theo các hộ sản xuất tại ấp 6, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, mít Thái trồng sau 20 tháng đã cho thu hoạch với năng suất cao. Khu vườn mít chuyên canh trung bình mỗi tuần cho thu hoạch 1 đợt, sản lượng từ 2 đến 3 tấn quả. Theo ông Huỳnh Văn Năm ở ấp 6, xã Mỹ Thành Nam, với giá mít thương lái thu mua từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg tùy thời điểm, trừ chi phí ông thu lãi khoảng 20 triệu đồng mỗi tuần. Ước tính, mỗi năm, ông Huỳnh Văn Cười thu lợi nhuận hàng tỷ đồng từ 1,7 ha mít Thái.

Những năm trở lại đây, nắm bắt thời cơ nhiều loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh như: mít, sầu riêng, thanh long… được chấp nhận xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, Tiền Giang tập trung chuyển giao kỹ thuật thâm canh theo hướng an toàn, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng chất lượng nguồn nông sản hàng hóa gắn với khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nông dân thiết lập vùng chuyên canh, triển khai việc cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. 

Tiền Giang đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả, đáp ứng điều kiện xuất khẩu. 

Tiền Giang hiện có 82.353ha diện tích vườn cây ăn trái với sản lượng 940.574 tấn cùng một số trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng lớn, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong ngoài nước như thanh long, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc… Trong quý I/2025, tỉnh Tiền Giang đã xuất được 7.868 tấn, rau quả với kim ngạch đạt 18,73 triệu USD, trong đó, xuất khẩu sầu riêng qua thị trường Trung Quốc chiếm 34,23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của tỉnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang, đến tháng 4/2025, toàn tỉnh hiện có 466 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu với tổng diện tích trên 28.406ha; trong đó có 155 mã số vùng trồng sầu riêng với gần 7.000ha, 97 mã số vùng trồng thanh long với 6.250,855ha, 68 mã số vùng trồng mít với 8.503,35ha… tạo vùng nguyên liệu nông sản được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cùng các quốc gia khác.

Tại vùng chuyên canh thanh long lớn nhất của tỉnh Tiền Giang, huyện Chợ Gạo có 6.600ha, diện tích thanh long đang cho trái là 5.545ha với sản lượng thu hoạch 180.000 tấn/năm. Trong số đó, diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 2.200ha, theo tiêu chuẩn Global GAP trên 300ha. Vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo hiện đã được cấp 64 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích 2.030ha (chiếm 30,7% diện tích thanh long của huyện), các mã số xuất khẩu đi thị trường: Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand.

Đối với sầu riêng, Tiền Giang đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung ở các huyện, thị xã phía Tây của địa phương với khoảng 24.500ha sầu riêng ở huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, thị xã Cai Lậy… Trong đó có 16.000ha đang cho thu hoạch cùng sản lượng trên 320.000 tấn trái/năm. 

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh cùng các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hóa nói chung, mặt hàng trái cây nói riêng đi các nước, nhất là hướng đến thị trường Trung Quốc. 

Trong đó, khuyến khích nông dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần đặc biệt quan tâm tuân thủ quy trình canh tác sạch, an toàn theo hướng GAP, kiểm tra nghiêm ngặt các khâu sơ chế, bảo quản sau thu hoạch một cách khoa học, an toàn… Qua đó, tăng cường quản lý, nâng chất lượng nguồn nông sản xuất khẩu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đáp ứng các tiêu chí cùng rào cản kỹ thuật từ phía các thị trường nhập khẩu./. 

 

Hoài Thu 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline