Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 22:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Tiền Giang: Anh trai có nguy cơ mất trắng đất đai từ thừa kế

Thứ sáu, 25/11/2022 16:11

TMO - Cha mẹ qua đời không để lại di chúc nhưng đến lúc yêu cầu được quyền thừa kế đất theo quy định pháp luật, ông Lê Văn Sang quê tại ấp Thuận Trị (xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) ngỡ ngàng phát hiện toàn bộ diện tích đã bị em mình đứng tên.

Thửa đất Ông Lê Văn Sang đang xảy ra tranh chấp với ông Lê Văn Bờ 

Ông Lê Văn Sang (SN 1956) cho biết, lúc sinh thời, cha ông là Lê Văn Trị (SN 1920) cùng mẹ ông là Ngô Thị Tư (SN 1922) có diện tích khoảng 5000m2 (thửa 773) đất trồng lúa, cây lâu năm và 1238m2 (thửa 776) đất thổ cư tại khu vực ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Tháng 8/1999, cha ông qua đời không để lại di chúc. Đến năm 2009, mẹ ông Sang cũng qua đời. Kể từ đó đến nay, thửa 773 tại ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang vẫn được ông Lê Văn Bờ sử dụng trồng cây công nghiệp. Những thành viên trong gia đình (Lê Thị Sành, Lê Thị Út, Lê Văn Bờ, Lê Thị Tuyết và ông Sang) vẫn chưa thống nhất thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế trên.

Khoảng 5000m2 diện tích đất trồng cây công nghiệp của cha ông Sang

Gần đây, khi nghe tin UBND huyện Gò Công Tây tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cũng như tra cứu tình trạng quy hoạch tại địa phương trong thời gian tới, ông nhận thấy thửa đất 773 dự kiến được chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở nông thôn. Điều này khiến ông vô cùng bất ngờ vì căn cứ theo điều 57 Luật Đất đai 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, trong trường hợp này là chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, chủ sở hữu đất phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng gửi đến UBND cấp huyện để căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại địa phương, từ đó mới được cấp phép phê duyệt.

Tuy nhiên, thửa đất 773 thuộc một phần tài sản chưa được phân chia, chưa có thỏa thuận thống nhất cụ thể hoặc ủy quyền cho người khác đứng tên sở hữu nhưng lại có kế hoạch chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, ông Sang cho rằng đây là dấu hiệu “bất thường”. Vì thế, ông có liên hệ với một số cơ quan có thẩm quyền để nắm thông tin về tình hình sử dụng đất.

Cũng trong thời gian này, em ông Sang là Lê Văn Bờ bất ngờ liên hệ và hứa cho gia đình ông Sang một công đất với chiều dài 25m, ngang 5m thuộc phần tài sản thừa kế của gia đình (thửa 773). Tuy nhiên, đến lúc nhận đất, vợ chồng ông Bờ đột nhiên thay đổi ý định khiến ông Sang vô cùng bức xúc. Nghĩ rằng bản thân cũng có quyền thừa kế một phần đất đai cha mẹ để lại, ông quyết định làm đơn gửi đến UBND xã Bình Tân.

Ngày 21/9/2022, buổi hòa giải tại Văn phòng Ấp Thuận Trị được diễn ra với sự hiện diện của ông Lê Văn Sang, Lê Văn Bờ và bà Lê Thị Út. Tại đây, ông Bờ và bà Út đều thống nhất, trước khi mất người cha là ông Lê Văn Trị có cho ông Sang 2 sào ruộng và 1,3 sào đất gò. Cũng theo bà Út, đất đai cha mẹ để lại cho ông Bờ không bao nhiêu, lúc về già ông Bờ cũng có công chăm sóc cha mẹ. Về phía ông Sang, ông khẳng định chỉ được cha mẹ cho 3 triệu đồng thông qua chính ông Bờ, hoàn toàn không nhận được đất đai hoặc bất cứ giấy tờ chuyển giao nào. Kết thúc buổi làm việc, tổ hòa giải xác nhận ông Bờ đang đứng tên thửa 773 nên công tác hòa giải diễn ra không thành công.

Ngỡ ngàng trước tin em mình được đứng tên tài sản chung, ông Sang tiếp tục làm đơn gửi đến Văn phòng Đăng ký Đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang để yêu cầu trích lục hồ sơ. Đến ngày 2/11/2022, ông Sang được cán bộ phòng cho biết, ông Bờ đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa 773 từ năm 2000. Tuy nhiên, ông Sang không được cung cấp thêm hồ sơ, diện tích, thông tin thửa nên chưa thể xác minh nguồn gốc đất.

Biết rằng thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia tài sản là 30 năm đối với bất động sản (theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu hết thời hạn trên di sản thừa kế sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản. Đến nay, ông Sang vẫn ngày ngày tìm kiếm sự giúp đỡ, gửi đơn thưa kiện lên UBND xã Bình Tân và UBND huyện Gò Công Tây nhưng chưa nhận được phản hồi thỏa đáng.

Hồ sơ trích lục sổ đăng ký ruộng đất và sổ mục kê ruộng đất do Văn phòng Đăng ký Đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang cung cấp

Thắc mắc lớn nhất của ông chính là mọi thỏa thuận của người thừa kế đều phải lập thành văn bản bao gồm thỏa thuận thừa kế. Song, chính ông cùng nhiều anh, em khác đều chưa từng biết đến thủ tục này hoặc ký bất cứ giấy tờ thỏa thuận nào thống nhất cho ông Lê Văn Bờ được phép đứng tên tài sản. Như vậy, UBND huyện Gò Công Tây đã căn cứ vào đâu để tiến hành công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bờ? Đồng thời, hồ sơ, giấy tờ, văn bản xác nhận thỏa thuận, tình trạng tranh chấp và nguồn gốc đất do UBND xã Bình Tân tiến hành xác nhận tại thửa 773 là như thế nào?

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang cần vào cuộc xác minh, giải quyết thoả đáng, dứt điểm, tránh trường hợp kiến nghị kéo dài gây bức xúc cho người dân.

 

 

Huỳnh Kha

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline