Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 15:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Tiềm năng lớn trong phát triển điện sinh khối

Thứ bảy, 09/04/2022 06:04

TMO - Là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển điện sinh khối lớn nhất cả nước, tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng hàng đầu của cả nước.

Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm các loài cây cối đa dạng, các loại phế phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp như rơm rạ, bã mía, vỏ sắn, lõi ngô, lá khô, vụn gỗ, giấy vụn, khí mê-tan từ các bãi chôn lấp và trạm xử lý nước thải, phân gia súc và gia cầm từ các trại chăn nuôi...

Sinh khối có thể được chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua nhiều phương pháp khác nhau như đốt trực tiếp, nhiệt phân, khí hóa và phân hủy kỵ khí. Sản xuất điện sinh khối ngày càng phổ biến vì hiệu quả năng lượng cao, bảo vệ môi trường và nhiều ưu điểm khác.

Bã mía để sản xuất điện sinh khối tại một đơn vị trên địa bàn tỉnh 

Nhằm đánh giá chi tiết tiềm năng phát triển điện sinh khối tại địa phương này, từ đầu năm 2022, Sở Công thương tỉnh đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, đánh giá các điều kiện liên quan để phát triển nguồn năng lượng này. Theo đó, Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển điện sinh khối, là địa phương có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 641.893,66 ha, tỷ lệ che phủ rừng 53,4%, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000m3 gỗ.

Toàn tỉnh hiện có 248.529,07 ha rừng trồng (chủ yếu là lát, keo, xoan, luồng), hàng năm trồng mới khoảng 10.000 ha rừng; rừng gỗ lớn 50.500 ha, chiếm 20,43% diện tích rừng trồng, tập trung chủ yếu tại các huyện Mường Lát, Thường Xuân, Lang Chánh. Ngoài ra, Thanh Hóa cũng là vùng nguyên liệu tre luồng lớn nhất Việt Nam với 78.115,01 ha rừng luồng, tập trung tại các huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn.

Nguồn phụ phẩm nông nghiệp có thể dùng để làm nguyên liệu sản xuất điện sinh khối 

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 35 doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản lớn, với lượng phế phẩm lâm sản sau chế biến lớn. Cùng với đó, diện tích đất nông nghiệp của Thanh Hóa tới hơn 900.000 ha, chiếm 81,85% tổng diện tích tự nhiên nên phế phẩm nông sản rất lớn. Chỉ tính riêng nguồn rơm rạ khổng lồ sau mỗi vụ gặt hiện nay, hầu như chưa được tận dụng nên nông dân đều đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Qua tính toán, chỉ cần 5 kg vỏ trấu, có thể sản xuất được 1KW điện.

Nhận thấy những ưu thế vượt trội trong phát triển nguồn năng lượng sinh khối tại địa phương, thời gian qua UBND tỉnh cũng mới có đề xuất Bộ Công Thương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực Dự án Nhà máy điện sinh khối Như Thanh, công suất 10MW tại xã Xuân Phúc (Như Thanh). Ngoài ra, còn có 1 dự án đang được nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát, quan tâm đầu tư là nhà máy điện sinh khối tự cấp điện và hơi, thuộc tổ hợp dự án giấy và năng lượng tại Khu Công nghiệp số 15, Khu Kinh tế Nghi Sơn, công suất 250MW.

Nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nguồn năng lượng này, Sở Công thương tỉnh cũng đưa ra danh sách 5 địa phương thuộc khu vực miền núi thuận lợi có thể đặt nhà máy. Theo đó, các huyện Như Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước, Thường Xuân, Lang Chánh đều có từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn hecta  rừng trồng, chủ yếu là keo, có thể làm nguyên liệu cho các nhà máy, đồng thời gần các trạm biến áp và đường dây điện cao thế để đấu nối nguồn điện với lưới điện quốc gia.

Theo các tài liệu nghiên cứu từ Bộ Công Thương đã được công bố tại nhiều hội nghị liên quan gần đây, trên quy mô toàn cầu, sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm khoảng 14 - 15% tổng nguồn năng lượng của thế giới. Cùng với các nguồn năng lượng tái tạo khác, việc các địa phương đẩy mạnh phát triển điện sinh khối sẽ tạo ra nguồn năng lượng hiệu quả phục vụ sản xuất, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường trước sự gia tăng của của nhiều nguồn phát thải ô nhiễm từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

 

Hải Long

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline