Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 15:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Thủy văn Mekong đang "rối nhịp”

Thứ tư, 23/02/2022 14:02

TMO - Dòng Mekong không những là tài sản chung mà còn là tài sản của nhân loại. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và lưu vực sông Mekong nói chung có vai trò quan trọng về an ninh nguồn nước, an ninh lương thực trong khu vực và thế giới. Mọi hành động làm ảnh hưởng đến dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế lên án, phản đối.

Các nước thuộc khu vực hạ nguồn sông Mekong như Việt Nam, Campuchia, Lào đang được cộng đồng quốc tế quan tâm giúp đỡ giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH). Kết quả giải quyết mâu thuẫn nguồn nước sông Mekong như thế nào sẽ có tác động lớn đến việc làm phân hóa, chia rẽ hay tăng cường hợp tác, tình đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Đông Nam Á. 

Dải cát nổi lên giữa dòng Mekong năm 2019 ở gần tỉnh Nong Khai của Thái Lan.

Đối với tầm nhìn dài hạn, yêu cầu thay đổi tư duy, kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển vùng, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, bảo đảm cuộc sống khá giả của người dân vùng ĐBSCL đã được thể hiện trong Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 của Chính phủ về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Đó là tư duy đột phá, thích ứng thuận theo tự nhiên và quy hoạch không gian tích hợp. Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được ban hành cũng theo định hướng này.

Cách tiếp cận ứng phó trước nhiều thay đổi của vấn đề nước sông Mekong cần chiến lược tổng thể "cân bằng nước", nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng nước theo hướng phát triển nền công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, giảm thâm canh, giảm đầu vào, tăng giá trị và chất lượng đầu ra các chuỗi giá trị nông sản.

Sản xuất nông nghiệp với "3 chuyển dịch": chuyển dịch thời vụ để né hạn, mặn, sử dụng giống phù hợp điều kiện hạn, mặn và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế hơn cây lúa, kèm theo là các giải pháp kỹ thuật, tín dụng, gắn với thị trường tiêu thụ nông sản để đảm bảo sự chuyển đổi thành công. 

Hệ thống thủy lợi chủ yếu để thoát lũ, nay chuyển sang trữ ngọt và dùng nước tiết kiệm. Bên cạnh nước ngọt, nước mặn, lợ cũng là tài nguyên phát triển kinh tế biển, ven biển. Các dự án điều tiết nước, kiểm soát mặn ngọt kịp đưa vào sử dụng đã giúp các địa phương trong vùng phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn hiệu quả.

Cống âu thuyền Ninh Quới nằm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp góp phần điều tiết mặn ngọt cho 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang, ngăn tác hại tình trạng xâm nhập mặn vùng lúa, hoa màu trong tiểu vùng. Tiểu dự án Măng Thít ở Vĩnh Long, Trà Vinh, dự án Bắc Bến Tre, trạm bơm Xuân Hòa ở Tiền Giang cũng đã kịp hoàn thành vào cuối năm 2019, bước đầu ứng phó hạn mặn. Gần đây nhất là đại công trình, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được đưa vào sử dụng, kiểm soát mặn ngọt biển Tây, tiểu vùng Tây sông Hậu, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. 

Những giải pháp công trình mang tính kỹ thuật, công nghệ để ứng phó trước tác động của BĐKH, sụt lún, hạn mặn là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn vẫn là chất lượng quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, bố trí dân cư, tổ chức sản xuất đặt trong bối cảnh tổng thể, tính đến những mục tiêu ứng phó dài hạn. Tuy nhiên, cũng không quên những mục tiêu trước mắt là tạo sinh kế an toàn cho người dân trước nhiều thách thức nơi đầu nguồn, tác động nội vùng khi Mekong đang bị “rối nhịp thủy văn”.

 

TS

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline