Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 14:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Thụy Sĩ vận hành hệ thống pin nước chân núi Alps

Thứ bảy, 06/08/2022 06:08

TMO - Thụy Sĩ vừa đưa vào vận hành hệ thống pin nước 900 MW nằm ở độ sâu 600 m bên dưới dãy Alps giúp ổn định lưới điện tại Thụy Sĩ và các lưới điện liên kết khác ở châu Âu. 

Dự án pin nước khổng lồ này trị giá 2 tỉ euro nằm ở độ sâu 600 mét bên dưới dãy Alps (Thụy Sĩ) đã hoàn thành sau 14 năm xây dựng, khi đưa vào vận hành có thể đủ cung cấp điện cho 900.000 hộ gia đình cùng một lúc.

Với công suất lưu trữ lên đến 20 triệu kWh tương đương 400.000 ắc quy xe hơi, loại pin này có thể tích trữ năng lượng sản xuất dư thừa từ ​​các nguồn tái tạo để sử dụng trong tương lai, do đó giúp ổn định lưới điện quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch. 

Hệ thống pin được xây dựng giữa hai bể chứa nước Emosson và Vieux Emosson. Ảnh: Tomas Kellner 

Hệ thống pin được xây dựng giữa hai bể chứa nước Emosson và Vieux Emosson ở Valais, một tổng ở miền tây nam Thụy Sĩ. Nằm ở độ sâu gần 600 m dưới lòng đất, phòng động cơ khổng lồ của nhà máy dài khoảng 200 m và rộng hơn 32 m. có 6 turbine sản xuất 900 MW điện

Từ đó, pin nước nối với hai bể nước lớn nằm ở độ cao khác nhau. Khi sản xuất điện tăng cao, điện dư thừa được sử dụng để chuyển nước từ bể thấp hơn lên bể cao hơn, tương tự cách sạc pin truyền thống. Khi nhu cầu điện tăng, nước ở độ cao lớn hơn được giải phóng. Nước đổ xuống bể thấp hơn, chảy qua turbine sản xuất điện giúp cung cấp điện trong mạng lưới.

Để đưa vật liệu xây dựng tới công trường, đầu tiên các kỹ sư phải đào đường hầm xuyên qua dãy Alps. Chiều dài của đường hầm đào trong dự án lên vào khoảng 11 km. Sau khi tạo đường hầm, vật liệu xây dựng và tòa nhà đúc sẵn được chuyển vào núi. Để tăng công suất lưu trữ năng lượng của bộ pin, độ cao của đập Vieux Emosson cũng tăng lên 20 m. 

Ngoài pin nước, giới khoa học trên khắp thế giới cũng đang thử nghiệm nhiều ý tưởng lưu trữ năng lượng khác như sử dụng carbon dioxide hoặc tận dụng sức chở của thang máy trong nhà chọc trời ở khu đô thị.

 

 

Thu Thảo 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline