Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 26/04/2025 23:04

Tin nóng

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Thứ bảy, 26/04/2025

Thủy sản Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Australia

Thứ ba, 31/05/2022 20:05

TMO - Năm 2021, Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào thị trường Australia với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 184,4 triệu USD.

Australia là một trong 15 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong khối RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực). Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết: Hàng năm Australia sản xuất khoảng 230.000 tấn thuỷ sản nhưng hơn một nửa trong số này phục vụ cho xuất khẩu.

Thống kê cho thấy có đến 70% nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản trong nước của Australia được nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… Năm 2021, Australia nhập khẩu hơn 800 triệu USD, tăng 15,9% so với năm trước.

Bên cạnh đó, từ khi RCEP đi vào thực thi đã mang lại nhiều lợi ích cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Australia. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tháng 4/2022, Việt Nam xuất khẩu 35,5 triệu USD giá trị mặt hàng thuỷ sản vào Australia, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm 2021. 4 tháng đầu năm, đạt 128 triệu USD, tăng 53,8%. Tôm và các loại cá là ngành hàng xuất khẩu chủ lực. 

Chế biến tôm phục vụ nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chủ lực 

Nhu cầu thuỷ sản của Australia tăng đáng kể trong 3 thập kỷ qua với lượng tiêu thụ 1 triệu tấn/năm, sản lượng sản xuất nội địa không đáp ứng khiến nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản, nhất là thuỷ sản từ châu Á ngày càng tăng.

Dân số Australia đang tăng nhanh, dự kiến đạt 40 triệu dân vào năm 2050, đồng nghĩa lượng tiêu dùng thuỷ sản có xu hướng tăng, hiện ở mức 15kg/người/năm. Ngoài hệ thống cửa hàng siêu thị châu Á, nhiều mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đã được bày bán tại hệ thống siêu thị bán buôn và bán lẻ của Australia.

Mặc dù còn nhiều dư địa để mở rộng xuất khẩu vào thị trường này, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khầu thủy sản Việt Nam cần tuân thủ các quy định an toàn sinh học của Australia trong Luật an toàn sinh học năm 2015; quy định an toàn thực phẩm được quy định trong Luật kiểm soát thực phẩm nhập khẩu năm 1992; yêu cầu về nhãn mác, yêu cầu đối với chất phụ gia có trong thực phẩm… trong Luật tiêu chuẩn thực phẩm của Australia-New Zealand.

Thị trường khối RCEP có quy mô lớn nhất thế giới gồm 15 thành viên, chiếm 30% dân số thế giới và 3%GDP toàn cầu được đánh giá giúp Việt Nam tận dụng tốt hơn ưu đãi thuế quan, đặc biệt là quy tắc xuất xứ được nới lỏng.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường RCEP nói chung, thị trường Australia nói riêng, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, cho rằng: Doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu thật kỹ quy tắc xuất xứ, đặc biệt là quy tắc xuất xứ cộng gộp nội khối; đáp ứng tốt các quy định về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các nước nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đang là khâu yếu của thủy sản Việt Nam.

 

Việt Nga 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline