Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Thực trạng hệ sinh thái rừng Mường Nhé

Thứ sáu, 27/01/2023 19:01

TMO – Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy, hệ sinh thái thái rừng, đa dạng sinh học của Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé hiện có 458 loài động vật hoang dã, trong đó, có 97 loài có giá trị bảo tồn cao thuộc Sách Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam.

Theo Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có 458 loài động vật hoang dã, trong đó có 97 loài có giá trị bảo tồn cao thuộc Sách Đỏ của IUCN, Sách Đỏ Việt Nam. Trong số này có có 97 loài thú, thuộc 24 họ và 9 bộ; có 260 loài chim thuộc 59 họ và 17 bộ; 65 loài bò sát thuộc 18 họ, 2 bộ và 54 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 2 bộ. Đặc biệt, đợt điều tra đầu năm 2022, Ban Quản lý dự án Khu bảo tồn Mường Nhé đã xác nhận thêm 14 loài động vật có mặt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, gồm 01 loài thú (cầy gấm), 13 loài chim (cò nhạn, cò ruồi, cắt lớn, rẽ giun thường, yểng quạ, phường chèo đỏ đuôi dài, chích hai vạch, khướu đầu hung, khướu ngực đốm, khướu mặt đỏ, kim oanh tai bạc, đớp ruồi cằm đen và đớp ruồi trán đen).

Một cá thể Cu-Li trong rừng Mường Nhé

Qua điều tra, Ban Quản lý dự án Khu bảo tồn Mường Nhé thực hiện đã đề ra nhóm giải pháp gồm: Giải pháp về giám sát, đánh giá đa dạng sinh học; giải pháp về quy hoạch quản lý bảo tồn đa dạng sinh học; giải pháp về hệ thống tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp; giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp về tuyên truyền giáo dục. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư.

Ban Quản lý dự án Khu bảo tồn Mường Nhé kiến nghị các đơn vị có liên quan chú trọng việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin về thực trạng đa dạng sinh học theo kết quả điều tra để phân tích, xây dựng hệ kế hoạch giám sát đa dạng sinh học có định hướng và thường xuyên, tập trung vào các loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị tại Khu bảo tồn…

Các Sở, ngành, địa phương cũng cần tổ chức các đợt điều tra đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc trưng, các loài quý hiếm, các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh để có phương án quản lý, bảo vệ và bảo tồn cho phù hợp. Đồng thời, nghiên cứu, quy hoạch bãi chăn thả gia súc và vùng sản xuất nương rãy của đồng bào dân tộc thiểu số ra ngoài khu vực rừng đặc dụng. Bảo vệ nguyên vẹn hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên trong khu rừng đặc dụng và tổ chức bảo vệ nguyên trạng sinh cảnh ở 4 khu vực cư trú quan trọng của động vật hoang dã.

Lục lượng chức năng đang thả 1 cá thể khỉ mặt đỏ về môi trường sống tự nhiên (rừng Mường Nhé).

Một số giải pháp quan trọng cần thực hiện sớm, đó là tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho người dân sống trong vùng đệm; ứỨng dụng công nghệ thông tin và GIS vào công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu chính sách phù hợp, thu hút sự đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như quốc tế trong việc thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học tại Khu Bảo tồn, đặc biệt là các đề tài, dự án bảo tồn các loài động, thực vật quý, hiếm có giá trị bảo tồn cao. Đồng thời tiếp tục tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông, môi trường và cán bộ làm công tác bảo tồn; tăng cường các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát và bảo vệ các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm trên địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Khu bảo tồn có tổng diện tích 36.392,28 ha, gồm 02 kiểu rừng chính: rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh (36.199,06ha) và rừng hỗn giao gỗ, tre nứa (193,22ha). Nơi đây có rất nhiều cánh rừng nguyên sinh đang được bảo tồn nguyên vẹn với hệ sinh thái rừng phong phú, có tính đa dạng sinh học cao và là nơi lưu giữ nguồn gen của nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm.

 

 

Quốc Dũng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline