Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 12:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu theo Hiệp định EVFTA

Thứ năm, 22/12/2022 03:12

TMO - Một trong những yếu tố tích cực trong hoạt động xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 là nhờ Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA) nên xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường này có nhiều lợi thế về thuế suất 0% so với các đối thủ khác như Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka hay Campuchia. 

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 11 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 211.500 tấn hồ tiêu các loại (tiêu đen đạt 183.708 tấn, tiêu trắng đạt 27.799 tấn), giảm gần 15% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 911 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam chủ yếu là America, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc…

Ngoài xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam còn nhập khẩu hồ tiêu từ các quốc gia khác như Brazil, Indonesia... về gia công, chế biến và xuất khẩu với giá trị cao hơn. Từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 34.273 tấn, tăng 48,9% so với cùng kỳ. 

Hạt tiêu hiện là loại gia vị quan trọng và được tiêu thụ rộng rãi nhất ở châu Âu. 90% lượng tiêu đen nhập khẩu vào châu Âu là hạt tiêu nguyên hạt, 10% còn lại là tiêu xay. Các nhà nhập khẩu châu Âu ưa chuộng hạt tiêu nguyên hạt vì việc kiểm tra và kiểm soát độ an toàn và chất lượng của hạt tiêu nguyên hạt dễ dàng hơn. Ngoài ra, hạt tiêu nguyên hạt được sấy khô đúng cách có thể giữ được hương vị trong một thời gian dài, điều này sẽ lộ ra sau khi nghiền nát.

Thị trường châu Âu mang lại lợi thế về giá so với thị trường châu Á cho các nhà xuất khẩu tiêu đen được sản xuất bền vững và chất lượng cao. Điển hình, năm 2019 và 2020, trị giá đơn vị xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Đức (thị trường lớn nhất châu Âu) cao hơn 10% so với Mỹ và 20% so với Trung Quốc. Do châu Âu không sản xuất hạt tiêu nên việc tiêu thụ rất giống với nhập khẩu. Chênh lệch giữa xuất nhập khẩu là gần 70 nghìn tấn. Ở châu Âu, Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất với 30% thị phần, tiếp theo là Anh (12%), Hà Lan (11%), Pháp (11%), Ba Lan (6%) và Tây Ban Nha (5,6%). Một số nhà nhập khẩu hàng đầu cũng tái xuất khẩu một phần đáng kể lượng tiêu nhập khẩu của họ, đặc biệt là Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Để tận dụng lợi thế EVFTA, các vùng trồng hồ tiêu cần đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt tại thị trường xuất khẩu.  

Hồ tiêu Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là theo Hiệp định EVFTA. Hiện nay, tại châu Á, mới chỉ có 4 quốc gia ký FTA với châu Âu, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam. Điều này cho thấy, Việt Nam có lợi thế hơn so với một số nước sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ…Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với thị trường này là các quy định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm thường xuyên thay đổi theo hướng ngày càng nghiêm ngặt hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp và người nông dân (hợp tác xã) cần liên kết chặt với nhau trong sản xuất để tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định và bền vững, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường.

Ngoài ra, hiện tại thị trường Đức và EU nói chung đang hướng đến các sản phẩm tiêu hữu cơ, chất lượng cao. Đây là điều mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chú ý. Để tiếp cận tốt hơn với thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành và các hiệp hội gia vị quốc tế. 

Bên cạnh đó, để Việt Nam tiếp tục duy trì là quốc gia xuất khẩu hạt tiêu số 1 của thế giới, các chuyên gia đề xuất Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh liên kết sản xuất với các hợp tác xã và người nông dân để tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, bền vững và đáp ứng được các yêu cầu về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cũng như các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa của các nước Liên minh châu Âu (EU).

Cùng với đó, người trồng tiêu cần thay đổi tư duy sản xuất theo hướng phát triển bền vững, không chạy theo sản lượng mà phải nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, đồng thời tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết sản xuất với các doanh nghiệp. 

 

 

Lê Tân 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline