Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch

Thứ bảy, 03/12/2022 04:12

TMO - Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã và đang thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá qua các hoạt động văn hoá - du lịch. Thông qua những tuần hàng, lễ hội văn hoá hay chương trình kích cầu du lịch đã thu hút rất nhiều khách tiêu dùng trong nước và quốc tế đến trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.

Tại tọa đàm Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua phát triển văn hoá - du lịch, ông Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, trên thế giới cùng với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của du lịch thì ngày càng có sự thâm nhập lẫn nhau giữa hai lĩnh vực du lịch và nông nghiệp. Ở Hàn Quốc, quốc gia này đang dần phát triển hoàn thiện hình thức này, những tour du lịch Hàn Quốc đang được triển khai với hoạt động đưa du khách vào những vùng nông nghiệp để xem xét những nơi sản xuất rượu, sản xuất hàng mỹ nghệ và đặc biệt là trải nghiệm các hoạt động, ví dụ như làm kim chi. 

Ở Trung Quốc, những khu nông nghiệp sinh thái công nghệ cao đưa du khách vào đó để trải nghiệm, không chỉ cảnh quan mà cả những thành tựu công nghệ cao trong nông nghiệp. Trong khi đó, Nga hay một số nước khác thì đã có những hình thức là đến các trang trại, đến những nông trại lớn để tham gia những sinh hoạt, thậm chí là sinh hoạt cùng với các người dân bản xứ ở đó...

Thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thông qua du lịch góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: ĐH 

Việt Nam có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, điều này thể hiện rất rõ khi nước ta đã có hàng chục sản phẩm nằm trong top đầu xuất khẩu thế giới. Đến nay, du lịch cũng đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam, đứng thứ 25 trên thế giới về tài nguyên du lịch, và đứng thứ 75 thế giới tiềm năng khách du lịch. Sự kết hợp giữa giữa nông nghiệp và du lịch, đặc biệt là ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thời gian gần đây đang có sự gắn kết khá rõ rệt. 

Trước đây, du lịch kết hợp với nông nghiệp chỉ phổ biến ở những địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những vườn trái cây, đã hình thành những hình thức kết hợp du lịch với ăn ở tại vùng có vườn trái cây lớn. Tuy nhiên hiện nay, tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc hay miền Trung, cũng dần dần xuất hiện những hình thức đi du lịch ở nông trường, trang trại, khu mà có những sản phẩm đặc sản. Cùng với những kênh bán hàng khác thì việc khách du lịch đến tại vườn ăn ở và thu hái, mua sắm đã tạo ra một sự trải nghiệm mới cho du khách, đồng thời cũng là một kênh tiêu thụ tại chỗ, giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp có đầu ra một cách đều đặn hơn và hiệu quả cao hơn. 

Theo nhận định của các chuyên gia, nhằm thúc đẩy hiệu quả hơn liên kết trong tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong phát triển du lịch, Chính phủ cần có những chỉ đạo để các cơ quan hữu quan thống nhất cách làm và có những bản ký kết mang tính chất liên ngành để tăng cường hỗ trợ tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản phẩm vùng miền. Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới hoạt động này nhằm tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau; mở rộng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là hệ thống mạng; quảng bá về sản phẩm, các danh mục cho đối tượng khách hàng tiềm năng. cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho địa phương, sản phẩm và thổi hồn văn hóa vào cho các sản phẩm để tăng sức hấp dẫn, thậm chí giá trị đạt được trong bán hàng cũng sẽ cao hơn

Cùng với các địa phương khác trên cả nước, thời gian qua tỉnh Tuyên Giang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương thông qua phát triển du lịch. Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang cho biết, những năm qua, sau khi có Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh cũng bắt đầu quan tâm đến chất lượng hàng hóa, cũng như phát triển thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, Tuyên Quang đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá qua nhiều kênh phân phối vừa truyền thống vừa hiện đại.

Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: TTX 

Đặc biệt trong năm 2021, cùng với việc phát triển du lịch - văn hóa, việc tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang đã có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để giúp bà con tiếp thị và bán sản phẩm miền núi, thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động thương mại với hoạt động du lịch, với phương châm phát triển du lịch là khâu đột phá, lấy kinh tế du lịch là kinh tế trọng tâm. Cùng với phát triển du lịch, thương mại đi theo bằng việc xây dựng những điểm bán hàng, nhất là điểm bán hàng OCOP tại những vùng, khu du lịch.

Thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang cũng đã định hướng một số nội dung cần phải làm để giúp bà con bán hàng tốt hơn. Giữa hoạt động thương mại với hoạt động du lịch thì có sự gắn kết rất chặt chẽ, và Tuyên Quang trong nhiệm kỳ này cũng cho rằng phát triển du lịch là khâu đột phá, để làm sao lấy kinh tế du lịch là kinh tế trọng tâm. Vì vậy, tỉnh Tuyên Quang cũng chú ý về việc phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù chỉ Tuyên Quang mới có. Chẳng hạn như khai thác hiệu quả du lịch lịch sử, homestay, du lịch vào rừng nguyên sinh, du lịch nghỉ dưỡng, tắm bùn ở suối khoáng,… Cùng với đó Sở Công Thương chú trọng đến xây dựng những cái điểm bán hàng tại những vùng mà phát triển du lịch tốt, xây dựng điểm bán hàng OCOP.

 

 

Nguyễn Trang

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline