Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị trường Tây Ban Nha

Chủ nhật, 23/10/2022 22:10

TMO - Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cho rằng, vẫn còn nhiều dư địa phát triển cũng như cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường tiềm năng này.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 9/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha đạt 5,24 nghìn tấn, trị giá 13,1 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 7,1% về trị giá so với tháng 8/2022, so với tháng 9/2021 tăng 11,5% về lượng và tăng 37,4% về trị giá. Tính chung 9 tháng của năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 71,7 nghìn tấn, trị giá 160,81 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 63,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tháng 9/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt mức 2.496 USD/tấn, tăng 8,6% so với tháng 8/2022 và tăng 16,9% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng của năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Tây Ban Nha được đánh giá là còn nhiều dư địa để Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu cà phê 

Nhận định từ các chuyên gia, Tây Ban Nha tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung nội và ngoại khối, ngoại trừ Indonesia và Hà Lan. Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Tây Ban Nha tăng từ hầu hết các nguồn cung ngoại khối nhưng giảm từ nguồn cung nội khối.

Thống kê cho thấy, nhập khẩu cà phê của Tây Ban Nha từ nguồn cung ngoại khối EU trong 7 tháng năm 2022 đạt 165,73 nghìn tấn, trị giá 524,1 triệu EUR, tăng 17,4% về lượng và tăng 100,8% về trị giá; trong đó, Việt Nam là nguồn cung ngoại khối lớn nhất cho Tây Ban Nha với lượng nhập khẩu đạt 67,2 nghìn tấn, trị giá 152 triệu EUR, tăng 18,3% về lượng và tăng 79,3% về trị giá. Đặc biệt, thị phần cà phê của Việt Nam chiếm 30,14% trong tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha trong 7 tháng năm 2022, thấp hơn so với thị phần 30,46% của cùng kỳ năm 2021.

Theo khảo sát, 87% dân số Tây Ban Nha trong độ tuổi từ 18 đến 64 uống cà phê và 70% uống cà phê hàng ngày. Mức trung bình là 2,2 cốc/ngày và địa điểm ưa thích là ở nhà (61%), tiếp theo là quán bar hoặc nhà hàng (26%) và nơi làm việc (21%). Cà phê viên nén đã trở thành loại cà phê được người Tây Ban Nha lựa chọn. Dự kiến, phân khúc cà phê của Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng 6,84% trong giai đoạn 2022 – 2025.

Để tăng cường xuất khẩu bền vững sang Tây Ban Nha, Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cho rằng các địa phương và Hiệp hội ngành hàng cần đề xuất và phối hợp với Thương vụ tổ chức các sự kiện tọa đàm trực tiếp và trực tuyến giới thiệu về cơ hội hợp tác kinh doanh tiềm năng cho các doanh nghiệp địa phương và các hiệp hội ngành hàng của hai nước từ việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Đồng thời, tăng cường công tác tổ chức các đoàn doanh nghiệp với thành phần là các nhà nhập khẩu, phân phối và siêu thị lớn của Việt Nam sang làm việc kết nối, trao đổi hàng hóa trực tiếp song phương với các đối tác tại địa bàn sở tại. Các địa phương, hiệp hội cung cấp cho Thương vụ danh sách các doanh nghiệp cũng như bản giới thiệu các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh tương ứng để Thương vụ có cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc kết nối giao thương một cách thường xuyên tại các sự kiện xúc tiến thương mại – đầu tư thời gian tới.

Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, cần tăng cường duy trì chất lượng và thương hiệu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha. Ngoài ra, Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha khuyến nghị các bộ, ngành liên quan của Việt Nam cần chỉ đạo và phối hợp với Thương vụ thúc đẩy việc tổ chức Phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban liên Chính phủ về kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm rà soát, đánh giá và cùng tìm ra các giải pháp chung khai thông rào cản thương mại. 

 

 

Hồng Thảo

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline