Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 05:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Thúc đẩy sản xuất và kiểm soát chất lượng giống cá tra

Thứ sáu, 19/08/2022 12:08

TMO - Cá tra là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta trong thời gian qua. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng thì một trong những giải pháp được đánh giá giữ vai trò quan trọng là tập trung kiểm soát chất lượng giống ca tra, nhằm đảm bảo sự ổn định ngay từ khâu đầu của sản xuất.

Thông tin tại hội nghị “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tăng cường kiểm soát chất lượng giống cá tra", vừa diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng cục Thủy sản cho biết, cả nước có gần 6.000 ha nuôi cá tra. Sản lượng cá tra thu hoạch trong tháng 7/2022 đạt hơn 129 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 7 tháng năm 2022, sản lượng cá tra thu hoạch đạt 860 nghìn tấn.

Trong 7 tháng của năm nay, tại các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, có diện tích thả nuôi cá tra ước khoảng 3.200 ha, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, địa phương có diện tích thả nuôi tập trung nhiều nhất gồm Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, chiếm khoảng gần 70% tổng diện tích thả nuôi của toàn vùng.  

Đồng thời, sản lượng thu hoạch đạt hơn 900.000 tấn, tương đương so với cùng kỳ năm 2021. Cả nước hiện có 103 cơ sở sản xuất giống, tập trung tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp; có 1.913 cơ sở ương dưỡng giống cá tra đang hoạt động, tập trung tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An. 

Việc thúc đẩy sản xuất và kiểm soát chất lượng giống cá tra là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo quá trình tiêu thụ mặt hàng này 

Tổng Cục Thủy sản cho rằng, khó khăn trong chọn tạo, sản xuất giống cá tra hiện nay là thiếu HCG cục bộ (một trong các loại kích dục tố sử dụng cho cá sinh sản); ngoài ra cá giống mắc nhiều bệnh; tỷ lệ sống khi ương dưỡng từ giai đoạn cá bột lên cá giống còn thấp (khoảng 15%), giá thành sản xuất cao, cá bố mẹ chưa rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

Với những khó khăn trên, nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất và tăng cường kiểm soát chất lượng giống cá tra được các tỉnh đưa ra. Trong đó, tiếp tục triển khai các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm; mỗi năm cung cấp 25.000 cá hậu bị chất lượng cao, nhằm thay thế và duy trì đàn cá ba mẹ chọn giống cho cơ sở sản xuất cá bột.

Ứng dụng công nghệ mới vào công đoạn ương dưỡng cá tra, nhằm nâng cao tỷ lệ sống; chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng liên kết chuỗi cá tra 3 cấp tại tỉnh An Giang, nhân rộng ra một số địa phương có ương dưỡng giống cá tra như Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Long An...

Đồng Tháp là một trong những tỉnh sản xuất giống cá tra lớn nhất ĐBSCL với 76 cơ sở cho cá sinh sản và 1.104 cơ sở ương dưỡng giống cá tra (diện tích khoảng 950 ha). Hàng năm, cung cấp khoảng 20 tỷ con cá tra bột và khoảng 1,2 – 1,3 tỷ con cá tra giống đủ nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. 

Tuy nhiên, ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết ngành hàng cá tra của tỉnh Đồng Tháp đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển, từ con giống có biểu hiện suy giảm chất lượng; liên kết chuỗi giá trị còn lỏng lẻo; giá bán cá tra thương phẩm và cá giống biến động liên tục, thiếu thông tin định hướng thị trường…

Bên cạnh đó, sức ép về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, các rào cản thương mại, các yêu cầu kỹ thuật của thị trường ở các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn, hệ thống phân phối tiêu thụ, logistic còn rất nhiều hạn chế là những thách thức đối với sự phát triển của ngành hàng cá tra. 

Do vậy, đề cập đến các giải pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất giống cá tra, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục tái cơ cấu ngành hàng cá tra, làm tốt quan trắc môi trường nước nuôi thủy sản, chuyển đổi số trong quản lý và điều hành ngành hàng cá tra về quản lý quy hoạch, cấp mã nhận diện, thông tin sản xuất, thị trường, môi trường nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. 

Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm nhỏ lẻ liên kết lại với nhau hình thành các hội quán, tổ hợp tác, hợp tác xã… nhằm tạo ra sản phẩm số lượng lớn, đồng nhất về chất lượng. 

Bộ NN&PTNT cho rằng các địa phương cần tiếp tục triển khai các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm. 

Tổng cục Thủy sản dự báo những tháng cuối năm và năm 2023, thị trường xuất khẩu thể có những diễn biến phức tạp, nhu cầu cá tra có thể chững lại và không cao như các tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, một số thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nga…vẫn còn triển vọng.

Bên cạnh đó, thị trường EU có khả năng thiếu nguyên liệu cá thịt trắng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp tại Đông Âu và lạm phát tăng kỷ lục tại EU; đây sẽ là cơ hội lớn cho sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu cá tra sang thị trường này. 

Trước dự báo trên, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, các tỉnh thành nuôi cá tra tại ĐBSCL phải tiếp tục triển khai các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm. Ứng dụng công nghệ mới vào công đoạn ương dưỡng cá tra nhằm nâng cao tỉ lệ sống, giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên nước và điều kiện tự nhiên.

Đồng thời, tăng cường hợp tác, liên kết chuỗi: Chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng liên kết chuỗi cá tra 3 cấp. Các doanh nghiệp, cơ sở nuôi cá tra quan tâm liên kết với vùng sản xuất giống một cách chặt chẽ thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong việc giám sát theo dõi quá trình thực hiện sản xuất….

 

 

Minh Trang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline