Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 12:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Thúc đẩy phát triển sản xuất chè bền vững

Thứ năm, 15/09/2022 22:09

TMO - Với thế mạnh là một trong những địa phương có diện tích trồng chè và sản lượng chè đứng đầu cả nước, tỉnh Phú Thọ đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm phát triển ngành chè bền vững, đưa nông sản này trở thành ngành kinh tế chủ lực. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hình thành và phát triển 142 vùng sản xuất chè xanh tập trung với diện tích 3,25 nghìn ha; tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất chè được ngày càng được nhân rộng đã góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

Trong đó, diện tích chè ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM đạt trên 11 nghìn ha, chiếm 71% tổng diện tích, diện tích được chứng nhận theo quy trình sản xuất chè an toàn (RA, VietGAP,...) đạt 3,4 nghìn ha; tỷ lệ chè giống mới đạt 77,6%, tăng 6,6% so với năm 2016; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất chè nâng cao hiệu quả sản xuất, trong đó: khâu chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật đạt tỷ lệ 84,8%, khâu thu hoạch đạt tỷ lệ 85,8%).

Hệ thống cơ sở chế biến chè ngày càng phát triển, với sản lượng chế biến bình quân khoảng 60 nghìn tấn/năm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh có 57 cơ sở chế biến chè có công suất chế biến trên 1 tấn chè búp tươi/ngày, trong đó có 21 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP; 14 HTX, 18 làng nghề, trên 800 cơ sở chế biến chè thủ công hộ gia đình.

Thời gian qua, cơ cấu sản phẩm chè qua chế biến trên địa bàn tỉnh có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ chè xanh và chè khác (chè ô long, chè ướp hương, chè Matcha,...) chiếm khoảng 30%; công tác quản lý, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu chè ngày càng được quan tâm, đến nay có 18 sản phẩm chè đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên, trong đó có 10 sản phẩm chè hạng 4 sao.

Tỉnh Phú Thọ đang tập trung phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên cùng với nhiều giải pháp đưa sản xuất chè trở thành ngành kinh tế chủ lực, bền vững tại địa phương. Ảnh: Thanh Nga 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển sản xuất chè tại tỉnh Phú Thọ còn một số tồn tại, hạn chế như: Sản xuất quy mô nông hộ nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết, nhận thức về sản xuất hàng hóa, an toàn thực phẩm còn hạn chế; liên kết giữa phát triển vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến thiếu chặt chẽ, đa số tiêu thụ qua thương lái, không có hợp đồng, còn tình trạng tranh mua, tranh bán chè nguyên liệu.

Việc áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác còn hạn chế, năng suất, chất lượng chè còn thấp, chưa đảm bảo an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ cấu giống chè phục vụ chế biến chè xanh chất lượng cao còn thấp, sản phẩm chủ yếu là chè đen, sản phẩm chế biến chủ yếu xuất thô, giá bán thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao... 

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, xây dựng ngành chè thành ngành hàng chủ lực có giá trị gia tăng cao, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa Ban hành Kế hoạch phát triển chè trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022- 2025.

Kế hoạch được triển khai nhằm cơ cấu lại ngành chè theo hướng tăng cường liên kết, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng.

Ứng dụng khoa học công nghệ đồng bộ trong các khâu từ sản xuất, đến chế biến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP, 3 hữu cơ…), xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm và phát triển bền vững; tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời tăng cường liên kết phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thu hút đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè xanh chất lượng cao gắn với chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ chè; chú trọng cải tạo vùng nguyên liệu chè hiện có, trồng bổ sung thay thế diện tích chè cằn xấu bằng các giống có chất lượng cao phục vụ chế biến và xuất khẩu. 

Cụ thể, đến năm 2025, Phú Thọ đặt mục tiêu ổn định diện tích chè toàn tỉnh khoảng 15,7 nghìn ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 125 tạ/ha, sản lượng đạt 195 nghìn tấn, tăng 5,3% (10 nghìn tấn) so với năm 2021; Trồng mới, trồng bổ sung diện tích chè cằn xấu khoảng 600 ha để nâng diện tích vùng sản xuất tập trung đạt trên 6 nghìn ha.

Khuyến khích trồng thay thế, cải tạo chè bằng các giống chè chất lượng cao, phát triển các vùng sản xuất tập trung chè xanh chất lượng cao trên địa bàn các huyện trọng điểm: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn. 

Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng áp dụng biện pháp kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất trong sản xuất, chế biến chè. Phấn đấu diện tích chè ứng dụng IPM đạt 90%; diện tích chè được áp dụng quy trình sản xuất tốt, an toàn chiếm trên 40% (khoảng 6 nghìn ha, trong đó chứng nhận mới 2,6 nghìn ha đạt tiêu chuẩn VietGAP).

Tỉnh Phú Thọ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm từ chè trên địa bàn tỉnh.  

Đa dạng hóa sản phẩm chè, phấn đấu tỷ lệ chè xanh và các sản phẩm chè chế biến sâu (Ô long, thảo dược, matcha,... ) đạt trên 40% trong cơ cấu chế biến; phấn đấu giá trị sản phẩm bình quân chè xanh đạt khoảng 135 triệu đồng/1ha; tỷ lệ sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 40%; 100% thành viên HTX sản xuất nông nghiệp, trang trại, nông dân nòng cốt tại vùng sản xuất tập trung được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, cập nhật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường. 

Tỉnh cũng phấn đấu 100% diện tích sản xuất chè tập trung được quản lý, cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, truy suất nguồn gốc theo yêu cầu của các nước nhập khẩu; Xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chè an toàn, liên kết sản xuất, chế biến, hình thành và phát triển 3-4 điểm quảng bá văn hóa trà đất Tổ gắn với du lịch.

Để hoàn thành mục tiêu, tỉnh Phú Thọ tập trung chỉ đạo tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường liên kết theo hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến với hợp tác xã, tổ hợp tác, xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định triển khai 08 dự án hỗ trợ phát triển chè (06 dự án hỗ trợ sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu chè xanh Phú Thọ; 02 dự án liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm), xây dựng phát triển các sản phẩm OCOP (với ít nhất 38 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên) phấn đấu tỷ lệ sản phẩm sản xuất tiêu thụ thông qua các hình thức hợp tác, liên kết đạt 55-60 nghìn tấn/năm.

Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, trong đó tập trung các khâu về giống, chế biến. Trong đó, Thực hiện trồng mới, trồng thay thế khoảng 600 ha tại các vùng sản xuất tập trung bằng các giống chè mới, chất lượng cao (phù hợp cho chế biến chè xanh gồm giống PH8, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Hương Bắc Sơn, VN15; phù hợp chế biến chè đen là PH11, PH1, LDP2 và phù hợp cho cả chế biến chè xanh và chè đen là LDP1, TRI5.0); nâng tỷ lệ chè giống mới có chất lượng, năng suất, chất lượng cao đạt trên 80% (tăng 3% so với năm 2021). 

Phấn đấu nâng cao tỷ lệ chế biến chè xanh đạt 40%; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chế biến đổi mới dây chuyền, thiết bị chế biến chế biến hiện đại, chế biến sâu, đảm bảo an toàn thực phẩm; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý tiên tiến ISO, HACCP...

Phú Thọ chú trọng đến phát triển các vùng sản xuất chè theo hướng sinh thái gắn với phát triển du lịch 

Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất chè theo hướng sinh thái gắn với phát triển du lịch, hình thành một số điểm quảng bá văn hoá trà Đất tổ với diện tích khoảng 1.000 ha tại các huyện có lợi thế như: Vùng đồi chè Long Cốc, Văn Luông, Minh Đài, Mỹ Thuận huyện Tân Sơn); vùng chè Shan gắn với điểm du lịch Vườn Quốc gia Xuân Sơn; vùng đồi chè Địch Quả, Văn Miếu, Võ Miếu huyện Thanh Sơn) gắn với điểm du lịch trải nghiệm; vùng đồi chè Yên Kỳ (Hạ Hòa) gắn với điểm du lịch văn hóa, nông nghiệp, làng nghề.

Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, các quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ, áp dụng công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh để nâng cao năng suất, chất lượng, sức 6 cạnh tranh của sản phẩm; Áp dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm, ưu tiên chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm (chè xanh chất lượng cao, chè Ô long, matcha, nước uống đóng chai từ chè...);

Hỗ trợ tạo lập, quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè trên cơ sở đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Phấn đấu đến năm 2025, tăng thêm 7 tối thiểu 05 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phú Thọ". 

Tăng cường xúc tiến việc xây dựng, đăng ký nhãn mác hàng hoá, chuẩn hoá chất lượng sản phẩm để các doanh nghiệp chế biến chè của tỉnh được gắn “thương hiệu Quốc gia chè Việt Nam”; đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phú Thọ” tại một số thị trường nước ngoài tiềm năng như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Trung Đông.

Phấn đấu đến năm 2025 có 100% sản phẩm chè OCOP (38 sản phẩm) đạt chứng nhận 3 sao trở lên được cấp nhãn hiệu chè Phú Thọ; 100% sản phẩm chè mang nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ được truy suất nguồn gốc, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

 

Hải Yến 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline