Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 04:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Thứ bảy, 18/02/2023 05:02

TMO - Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh này sẽ đạt 15 tỷ USD.

Thời gian tới, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các Sở, ngành chức năng, địa phương triển khai hiệu quả Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 thành các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của tỉnh Thanh Hóa để triển khai thực hiện; đưa xuất, khẩu hàng hoá của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, theo hướng tăng trưởng xanh; nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh; chủ động hội nhập sâu rộng kinh tế khu vực và thế giới.

Duy trì tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu ổn định; hài hoà giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, trong đó, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao; thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển.

Tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD. 

Tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh phát triển xuất nhập khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; đưa Thanh Hoá trở thành trung tâm, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực Bắc Trung Bộ, nhất là các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh, như: Giầy dép, hàng may mặc, thuỷ sản, ván ép, các sản phẩm sau lọc hoá dầu, các sản phẩm nông sản chế biến và các sản phẩm chế biến sâu từ khoáng sản... Phát triển xuất khẩu bền vững trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh; hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua chế biến; nâng cao tính hiệu quả, bền vững trong phát triển các hoạt động xuất khẩu, gắn với bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hoá trở thành “Trung tâm kinh tế trọng điểm lớn của cả nước.

Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt  8 tỷ USD, đến năm 2030 đạt 15 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2023 - 2030 đạt 12,8%/năm. Phát triển công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu. Tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến lên 93,6% vào năm 2030; giảm tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm thô. Thu ngân sách từ lĩnh vực xuất khẩu năm 2025 đạt từ 25.000 tỷ đồng trở lên; đến năm 2030 đạt từ 45.000 tỷ đồng trở lên.

Tăng tỷ trọng xuất khẩu thị trường Châu Âu lên 20%/tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 30% vào năm 2030; thị trường Mỹ lên 20%/tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 25% vào năm 2030; tỷ trọng xuất khẩu thị trường châu Á là 48% vào năm 2025 và 42% vào năm 2030.  Nâng cao chất lượng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu: Tăng năng suất lao động bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/năm.

Để triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hóa chú trọng phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu hàng hoá sản xuất trong tỉnh. Trong đó, đối với sản xuất công nghiệp: Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu tại khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư thuộc các dự án công nghiệp trọng điểm, có chính sách ưu tiên đầu tư cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, tạo nguồn hàng lớn, có hàm lượng giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó, trọng tâm là: Sản phẩm lọc hóa dầu, khí hóa lỏng, nhựa, điện, hóa chất, điện tử viễn thông, dược phẩm và thiết bị y tế, thép và các ngành công nghiệp hạ nguồn khác như may mặc, da giày, dệt may, thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm; quan tâm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. 

Tỉnh Thanh Hóa tập trung phát triển sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, có tính cạnh tranh cao. 

Đối với sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa tập trung phát triển sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, có tính cạnh tranh cao để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo giá trị gia tăng, có hàm lượng đổi mới sáng tạo và đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu. Cơ cấu ngành nông, lâm, thuỷ sảnđến năm 2025: Nông nghiệp chiếm 65,2%, lâm nghiệp: 10,3%, thủy sản: 24,5%. Đến năm 2030: Nông nghiệp chiếm 63%, lâm nghiệp: 11,5%, thuỷ sản: 24,5%.Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu, gắn với vùng nguyên liệutập trung theo quy hoạch để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế…

Tập trung hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, các mặt hàng mới mà tỉnh có lợi thế, các sản phẩm OCOP ... Đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại phục vụ xuất nhập khẩu thông qua đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại quốc tế; kết hợp có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, văn hóa, du lịch… Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp của tỉnh tham gia trực tiếp vào các mạng lưới phân phối hàng hóa tại thị trường nước ngoài. 

Địa phương này đồng thời chú trọng đến việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu thông qua tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; Khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu; Xây dựng và phát triển thương hiệu. 

Huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông, kho bãi, cảng biển, cảng hàng không, phát triển các loại hình dịch vụ logistics; tập trung ưu tiên xây dựng, mở rộng kết nối hạ tầng giao thông thuộc tứ giác kinh tế giữa Thanh Hoá - Hà Nội - Quảng Ninh - Hải phòng và các tỉnh nhằm phát triển hình thức vận tải đa phương thức phục vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến lĩnh vực dịch vụ logistics thông qua tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề, hội chợ, triển lãm…; tổ chức học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố có dịch vụ logistics phát triển để trao đổi, hợp tác, tìm kiếm cơ hội và mời gọi đầu tư để phát triển các loại hình dịch vụ logistics. 

 

 

Vũ An 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline