Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 05:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Thu hút nguồn lực cho ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu

Thứ tư, 12/07/2023 05:07

TMO - Ngân hàng Thế giới (WB) thành lập nhóm chuyên trách về thu hút vốn tư nhân cho quỹ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố danh sách 15 Giám đốc điều hành (CEO) các công ty quản lý tài sản và tài chính vào nhóm công tác được thành lập theo sáng kiến của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga vào tháng 6.

Theo danh sách trên, nhóm chuyên trách có tên gọi "Đầu tư Tư nhân" gồm các thành viên là CEO Thomas Buberl của AXA; Larry Fink của BlackRock; Noel Quinn của HSBC; Shemara Wikramanayake của Macquarie; Hironori Kamezawa của Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ; Hendrik du Toit của Ninety One... Mục đích của nhóm này là tìm kiếm và huy động thêm các nguồn vốn từ lĩnh vực từ nhân cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và tăng đầu tư cho các nước đang phát triển.

Ảnh minh họa. 

Trong một báo cáo của WB các quốc gia đã huy động được mức kỷ lục 95 tỷ USD vào năm 2022 khi tính phí các công ty phát thải khí CO2, tăng so với khoảng 84 tỷ USD thu được vào năm 2021. Tuy nhiên, mức phí vẫn còn quá thấp để thúc đẩy những thay đổi cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu.

Một số quốc gia đang sử dụng chính sách áp giá đối với lượng khí thải carbon để giúp đáp ứng các mục tiêu về khí hậu dưới hình thức thuế hoặc theo hệ thống giao dịch khí thải (ETS). Hiện có 73 công cụ định giá carbon đang được áp dụng trên toàn cầu, tăng so với mức 68 công cụ khi WB công bố báo cáo vào tháng 5/2022, áp dụng đối với khoảng 23% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Trước đó, WB lên kế hoạch tập hợp sự hỗ trợ của các nhà tài trợ cho một cơ chế ứng phó khủng hoảng mới thành lập để giúp các nước nghèo nhất thế giới ứng phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu chồng chéo, trong đó có các sự kiện khí hậu cực đoan. Cơ chế ứng phó khủng hoảng trên thuộc Quỹ Hỗ trợ phát triển quốc tế (IDA) - quỹ của WB dành cho các nước nghèo nhất, vốn đang cạn kiệt đi nhanh chóng do đại dịch COVID-19. WB muốn tăng khoản vay để đảm bảo giải quyết tốt hơn các vấn đề như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và xung đột.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline