Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/10/2024 05:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Chủ nhật, 06/10/2024

Thủ đô New Delhi đối mặt với khủng hoảng thiếu nước

Chủ nhật, 16/06/2024 06:06

TMO - Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng khi nước này trải qua đợt nắng nóng kéo dài nhất được ghi nhận.

Giới chức tại thủ đô New Delhi cho biết sản lượng nước ở thủ đô của Ấn Độ đang giảm liên tục do lượng nước đổ đến sông Yamuna đoạn chảy qua khu vực này ngày càng ít, đồng thời cáo buộc bang lân cận Haryana đã không giải phóng phần nước dành cho New Delhi.

Do lượng nước đổ đến sông Yamuna ít hơn nên sản lượng nước ở New Delhi liên tục giảm. Trong điều kiện bình thường, 1.005MGD (4,6 triệu m3 nước/ngày) được sản xuất ở New Delhi, nhưng nó đã liên tục giảm kể từ một tuần trước (xuống còn 993MGD vào ngày 7/6, 958MGD vào ngày 10/6 và chỉ còn 939MGD vào ngày 13/6). Do sản lượng giảm nên tình trạng thiếu nước xảy ra tại nhiều nơi ở Delhi. 

Người dân phải dựa vào nguồn cung từ các xe bồn của chính phủ. 

Tình trạng thiếu nước khiến người dân thủ đô phải dựa vào nguồn cung từ các xe bồn của chính phủ. Người dân phải xếp hàng dài chờ đợi hàng giờ để lấy nước. Ngân hàng Thế giới cho biết Ấn Độ là nơi sinh sống của gần 18% dân số toàn cầu nhưng chỉ sở hữu 4% nguồn tài nguyên nước toàn cầu. Tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế đã cùng nhau gây áp lực lên tài nguyên nước. Nửa thế kỷ trước, vào năm 1970, lượng nước bình quân đầu người ở Ấn Độ cao gấp 2,5 lần so với mức hiện tại.

Trong bối cảnh khu vực thủ đô New Delhi đã phải trải qua tình trạng nắng nóng trong 5 ngày qua, Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) dự báo tình trạng này sẽ còn kéo dài trong 5 ngày tới. Người dân tại khu vực này tiếp tục phải trải qua một ngày nắng nóng thiêu đốt trong đó khu vực Ayanagar ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 46 độ C.

Dữ liệu mới nhất cho thấy đài quan sát Safdarjung, được coi là điểm đánh dấu chính thức của thành phố, đã ghi nhận nhiệt độ tối đa là 44,6 độ C, trong khi đường Palam và đường Lodhi ghi nhận lần lượt là 44 độ C và 44,7 độ C. Khu vực Ridge chứng kiến nhiệt độ tăng vọt lên 45,5 độ C. Theo dự báo mới nhất của IMD, nắng nóng đến nắng nóng cực đoan rất có thể sẽ xảy ra ở nhiều vùng của Uttar Pradesh và một số khu vực ở Haryana, Chandigarh, Delhi, Punjab, Bihar và Jharkhand. 

 

 

 Lê Chi 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline