Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 09:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại nghiêm trọng tại châu Âu

Thứ năm, 15/06/2023 07:06

TMO - Báo cáo của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho thấy, thời tiết khắc nghiệt đã khiến gần 195.000 người tử vong và gây thiệt hại kinh tế hơn 560 tỷ Euro tại châu lục này kể từ năm 1980.

EEA nêu rõ: “Gần 195.000 người ở châu Âu đã thiệt mạng do lũ lụt, mưa bão, sóng nhiệt và giá lạnh, cháy rừng và lở đất từ năm 1980 đến năm 2021”. Dù tổn thất về người do lũ lụt thấp hơn nhiều, chỉ chiếm 2% trên tổng số, nhưng chúng lại gây thiệt hại nặng nề nhất, chiếm tới 56% về tổng thiệt hại kinh tế.

Theo dữ liệu mới nhất, sóng nhiệt chiếm 81% số ca tử vong và 15% thiệt hại tài chính. EEA nhận định, châu Âu cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ dân số đang già đi của mình, trong đó người cao tuổi đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ cực cao. EEA cho biết, số ca tử vong vào tháng 7/2022 cao hơn khoảng 53.000 ca so với mức trung bình hàng tháng trong giai đoạn 2016-2019, tăng 16% mặc dù không phải tất cả những ca tử vong đó đều trực tiếp do nắng nóng. Trong khi đó, chỉ riêng Tây Ban Nha đã ghi nhận hơn 4.600 ca tử vong liên quan đến nắng nóng khắc nghiệt trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 2022.

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến gần 195.000 người tử vong và gây thiệt hại kinh tế hơn 560 tỷ Euro tại châu Âu kể từ năm 1980. 

Mô hình khí hậu đã dự đoán các đợt nắng nóng kéo dài hơn, dữ dội hơn và thường xuyên hơn. Tháng 2/2022, EEA cho biết, thời tiết cực đoan đã khiến 142.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại 510 tỷ Euro trong giai đoạn 1980 - 2020. Sự gia tăng của các số liệu vừa được công bố hôm nay so với tháng 2/2022 một phần là do vào năm 2021, lũ lụt ở Đức và Bỉ đã gây ra những thiệt hại kinh tế lên đến gần 50 tỷ euro. Về số ca tử vong, EEA chỉ ra rằng sự thay đổi trong phương pháp thống kê ở Pháp và Đức là nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn.

Theo EEA, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm tăng nguy cơ hạn hán lên gấp 5 hoặc 6 lần trong năm 2022, một năm mà các vụ cháy rừng đã tàn phá diện tích lãnh thổ nhiều gấp đôi so với những năm gần đây. Các chuyên gia cũng cảnh báo hạn hán có thể sẽ kéo theo những tổn thất rất lớn. Ước tính cho thấy thiệt hại kinh tế có thể tăng từ 9 tỷ euro/năm hiện nay lên 25 tỷ euro/năm vào cuối thế kỷ này nếu hành tinh nóng lên 1,5 độ C. Theo các kịch bản khoa học, con số đó có thể tăng lên 31 tỷ euro nếu Trái Đất nóng lên thêm 2 độ C và lên 45 tỷ euro nếu nóng lên 3 độ C.

EEA cũng cảnh báo những hậu quả đối với nông nghiệp có thể lên đến mức tàn phá. Từ đó, cơ quan này khuyến cáo nông dân hạn chế tác động bất lợi của nhiệt độ tăng cao và hạn hán bằng cách điều chỉnh giống cây trồng, thay đổi ngày gieo hạt và thay đổi mô hình tưới tiêu. Nếu không có thay đổi, sản lượng và thu nhập từ trang trại dự kiến sẽ giảm trong tương lai.

Chuyên gia Aleksandra Kazmierczak của EEA khẳng định: “Để ngăn chặn những thiệt hại tiếp theo, chúng ta cần khẩn trương chuyển từ ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan sang chủ động chuẩn bị cho những thảm hoạ khí hậu đó”.

 

 

Minh Vân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline