Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 13:01
Chủ nhật, 21/04/2024 06:04
TMO - Tổn thất cho canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, sản lượng kinh tế và y tế toàn cầu do biến đổi khí hậu ước tính lên tới 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (PIK) cho biết, tổn thất cho canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, sản lượng kinh tế và y tế toàn cầu do biến đổi khí hậu ước tính lên tới 38.000 tỷ USD/năm vào năm 2050.
Theo ước tính đến năm 2050 của Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam, biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại 17% GDP kinh tế toàn cầu vào giữa thế kỷ này. Trong khi đó, chi phí cho bảo vệ khí hậu thấp hơn nhiều so với thiệt hại này. Theo báo cáo, chi phí dành cho các biện pháp nhằm giới hạn mức độ ấm lên toàn cầu ở 2 độ C vào năm 2050 so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp sẽ là khoảng 6.000 tỷ USD, tức là chưa tới 1/6 tổn thất kinh tế nếu nhiệt độ ấm lên vượt mức 2 độ C. Hầu hết các nền kinh tế đều sẽ chịu tổn hại do biến đổi khí hậu, trong đó các nước nghèo, nước đang phát triển chịu tác động mạnh nhất.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh việc chi tiêu quá ít cho các biện pháp giới hạn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các chính phủ cũng chi chưa đủ mức cần thiết cho các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo của PIK ước tính mức độ thiệt hại dựa trên những xu hướng nhiệt độ và lượng mưa đã được tính toán nhưng không tính đến các hiện tượng cực đoan thời tiết hoặc các thảm họa khác liên quan đến khí hậu như cháy rừng hoặc nước biển dâng.
Báo cáo cũng mới dựa trên lượng khí thải đã được thải ra dù lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng kỷ lục. Trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu nhiệt độ và lượng mưa cho hơn 1.600 khu vực trong 40 năm qua, và xem xét sự kiện nào trong số này gây tổn thất.
Lê Tiến
Bình luận