Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 21:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ ba, 13/05/2025

Thiên tai gây thiệt hại nặng nề tại khu vực châu Phi

Thứ tư, 01/05/2024 07:05

TMO - Châu Phi đã chịu thiệt hại nghiêm trọng khi liên tiếp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan trong 3 tháng đầu năm 2024. Hạn hán, lũ lụt và bão nhiệt đới đã gây ra hậu quả tàn khốc cho người dân và cơ sở hạ tầng.  

Theo báo cáo hàng quý của công ty bảo hiểm Mỹ Gallagher Re về thiên tai và khí hậu, so với các khu vực khác, châu Phi đang phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng hơn do những tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu. Mặc dù thiệt hại kinh tế trên phạm vi toàn cầu ở mức tương đối vừa phải trong quý I/2024 (ước tính khoảng 43 tỷ USD) nhưng "gánh nặng" với châu Phi vẫn ở mức cao. 

Cụ thể, tổng cộng, thiệt hại kinh tế trực tiếp liên quan đến thiên tai chỉ riêng ở châu Phi trong quý đầu tiên của năm 2024 ước tính khoảng 1 tỷ USD. Số tiền này, mặc dù chỉ là tạm tính nhưng đã tăng gần gấp đôi mức trung bình 10 năm trong cùng thời kỳ. Các công ty bảo hiểm đã phải trả hơn 375 triệu USD để bồi thường các tổn thất được bảo hiểm, cao hơn 20% so với mức thông thường.

Theo báo cáo của Gallagher Re, sự gia tăng chi phí này phần lớn là do ảnh hưởng liên tục của hiện tượng thời tiết El Nino mở đường cho các hiện tượng cực đoan trên khắp lục địa. Thiệt hại nặng nề nhất là lũ lụt ở CHDC Congo cũng như các cơn bão Belal và Gamane lần lượt ở Ấn Độ Dương và Madagascar.

Bão lũ gây thiệt hại nặng nề cho các quốc gia tại khu vực châu Phi. 

Sự bất thường về lượng mưa đã chứng minh cho quy mô của vấn đề, với 80 đến 90% bề mặt lục địa ghi nhận lượng mưa thiếu hụt lên tới 100% so với định mức theo mùa. Tình trạng này đe dọa an ninh lương thực, khả năng tiếp cận nguồn nước và sinh kế của hàng triệu người. Hơn nữa, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn với sự chuyển dịch được dự đoán sang giai đoạn La Nina trong những tháng tới. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là miền Nam châu Phi, nơi đã hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm 2023, cũng như vùng Sừng châu Phi.

Ở Zimbabwe và Zambia, thu hoạch ngô giảm mạnh, đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người. Tại Zambia, hạn hán được tuyên bố là tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi gần 1 triệu ha ngô bị thiệt hại. Tại Ethiopia, Somalia và Kenya, sự kết hợp giữa hạn hán và xung đột vũ trang đang đẩy một bộ phận dân cư vào tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng. Tình trạng thiếu nước cũng khiến nhiều gia súc chết. Bên cạnh đó, lũ lụt cũng tiếp tục tàn phá. Tại CHDC Congo, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 238 người vào tháng 1/2024, trong khi gây thiệt hại kinh tế đáng kể ở Nam Phi. Những thực trạng này phản ánh rõ tính người dân và cơ sở hạ tầng ngày càng dễ bị tổn thương trước các hiểm họa khí hậu.

Đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực và nhân đạo đang nổi lên này, các chuyên gia cho rằng các nước châu Phi phải khẩn trương tăng cường năng lực để thích ứng với biến đổi khí hậu, bằng cách mở rộng đầu tư vào các chương trình quản lý tài nguyên nước bền vững và khả năng phục hồi của nông nghiệp. Nhiều ý kiến nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đánh giá lại các mô hình phát triển, khuyến nghị rằng cần phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, ít carbon, ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và kiên cường hơn trước các cú sốc khí hậu. 

 

 

Lê Chi 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline