Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Thành phố đầu tiên trên thế giới phủ kín cây xanh trên mái nhà

Thứ hai, 24/01/2022 13:01

TMO - Là một thành phố tập trung phát triển công nghiệp hóa, TP. Basel (Thụy Sỹ) đối mặt với bài toán về bảo vệ môi trường, đảm bảo không gian sống lành mạnh cho cư dân. Và giải pháp mới nhất của thành phố này chính là: Phủ xanh toàn bộ phần mái của các tòa nhà cao tầng.

Với mật độ 5,71 m2/người dân, thành phố Basel, Thụy Sỹ, trở thành nơi có mật độ cây xanh trên mái nhà thuộc hàng cao nhất trên thế giới vào năm 2019. Chiến lược xanh hóa các mái nhà ở Basel được kỳ vọng mang đến nhiều lợi ích như tiết kiệm năng lượng, giảm nhiệt độ bề mặt và hạn chế phần thoát nước mặt tự nhiên.

Theo đó, cơ quan quy hoạch thành phố Basel yêu cầu các tòa nhà phải "xanh hóa" không gian tầng thượng, bổ sung các mảng không gian xanh. Việc tận dụng các khoảng sân thượng bỏ không, cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc phải cải biến nên không gian xanh bắt buộc theo điều luật. Yêu cầu độc đáo này sẽ giúp giảm độ ẩm và làm mát các công trình nhanh hơn khi phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu vào mùa hè oi bức trong thời gian gần đây.

Basel là thành phố đầu tiên trên thế giới phủ xanh toàn bộ các nhà cao tầng để thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Anton Malshow

Là một phần trong chiến lược đa dạng sinh học của Basel, suốt 15 năm qua, không gian xanh là điều bắt buộc phải có ở tất cả tòa nhà mới và tòa nhà được cải tạo thành mái bằng. Hiện nay, với việc thắt chặt quy định hơn là yêu cầu các tòa nhà phải có hơn 1 triệu m2 xanh trên mái nhà, Basel trở thành thành phố đi đầu trong việc "xanh hóa" không gian đô thị.

Basel đã đi trước các thành phố khác trên thế giới trong việc sử dụng các khu vườn trên sân thượng để giảm độ ẩm. Bằng cách sử dụng cây xanh để điều hòa độ ẩm, Basel cho rằng phương pháp này có thể giúp giảm nhiệt độ và cuối cùng là cứu sống người dân về lâu dài.

Không chỉ là giải pháp giúp chống lại biến đổi khí hậu, việc phủ xanh thành phố còn cải thiện sức khỏe của người dân, cả về tinh thần lẫn thể chất. Thêm vào đó, các phương án phủ xanh thành phố còn giúp hạn chế tác dụng của hiệu ứng nhà kính, tăng độ ẩm và làm giảm nhiệt độ đô thị.

Có thể thấy, thành phố Basel đã dẫn trước xu hướng sử dụng các khu vườn trên sân thượng. Đặc biệt là khi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã dần rõ rệt hơn, ngày càng nhiều quốc gia đã ghi nhận những ngưỡng nhiệt độ cao kỉ lục trong gần đây.

 

 

Hoài Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline