Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 02:05

Tin nóng

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 13/05/2025

Thảm họa cháy rừng ở Hawaii tác động nghiêm trọng đến môi trường

Thứ hai, 14/08/2023 07:08

TMO - Thảm họa cháy rừng ở Hawaii là vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất nước Mỹ trong 100 năm qua. Đáng chú ý, thảm họa này có thể biến đổi môi trường Hawaii theo hướng bất lợi như đẩy nhanh sự xói mòn, làm ô nhiễm nước, phá hủy rạn san hô.

Các đám cháy rừng bùng phát hôm 8/8 tại Hawaii (Mỹ) là thảm họa thiên nhiên có số người thương vong cao nhất ghi nhận được tại nơi này kể từ năm 1960. Các vụ cháy rừng lan nhanh trên đảo Maui, Hawaii, khiến ít nhất 93 người thiệt mạng. Theo Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA), chi phí để xây dựng lại thị trấn Lahaina, đảo Maui, ước tính khoảng 5,5 tỷ USD, với hơn 2.200 công trình bị hư hại hoặc phá hủy và hơn 850 ha bị thiêu rụi

Tác động đến môi trường ở Maui dự kiến cũng rất nghiêm trọng. Thảm họa cháy có khả năng biến đổi cảnh quan theo những cách không mong muốn, ví dụ như đẩy nhanh quá trình xói mòn, đẩy trầm tích vào các tuyến đường nước, làm suy yếu san hô vốn cực kỳ quan trọng với sinh vật biển và những người sống gần đó.

Thảm họa cháy rừng ở Hawaii là vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất nước Mỹ trong 100 năm qua.

Các chuyên gia cho biết, cháy rừng có thể làm ô nhiễm các giếng tư nhân và hệ thống nước, kể cả những hệ thống của thành phố. Giếng tư nhân thường nông nên dễ bị hỏa hoạn tác động. Trong khi các hệ thống của thành phố cũng có khả năng bị ảnh hưởng khi hỏa hoạn làm hư hại hệ thống phân phối. Sự giảm áp suất có thể khiến nước ô nhiễm trào ngược lên, hút thêm khói, bồ hóng, tro và hơi nước, thấm vào nhựa, đệm hay các vật liệu khác. Chúng dần dần ngấm vào phần nước sạch mà bạn vừa đưa vào, khiến phần nước sạch đó không còn an toàn.

Thảm họa này có thể biến đổi môi trường Hawaii theo hướng bất lợi như ô nhiễm nguồn nước, phá hủy rạn san hô... 

Các loài cỏ xâm lấn và dễ cháy đã lan rộng qua thời gian và trong một đám cháy, chúng có thể góp phần đốt cháy rừng bản địa, đồng nghĩa rừng sẽ bị thay thế bằng nhiều cỏ hơn. Đất bị cháy và bong tróc, dẫn đến xói mòn nghiêm trọng sau hỏa hoạn, vùi lấp và giết chết san hô, gây ảnh hưởng đến nghề cá và làm giảm chất lượng nước biển. 

Nhiều chất ô nhiễm từ đất liền chảy ra đại dương, ảnh hưởng đến các rạn san hô và hệ sinh thái biển. Nhà cửa, công trình thương mại, ôtô và xe tải cháy khiến cho mọi dòng chảy ra biển trở nên tồi tệ hơn vì chứa các vật liệu tổng hợp hay nhân tạo. Tác động sẽ nghiêm trọng hơn ở những nơi mà khu vực bị cháy ở gần biển, vị trí ven biển của Lahaina đồng nghĩa các vật liệu chỉ cần vượt qua "một khoảng cách tối thiểu" để đến đại dương. Các rạn san hô giúp bảo vệ bờ biển, cung cấp bãi cá, hỗ trợ các hoạt động văn hóa ở Hawaii. Việc mất rạn san hô sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho hệ sinh thái.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline