Hotline: 0941068156

Thứ hai, 03/02/2025 00:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thứ hai, 03/02/2025

Thâm canh ngô nếp cho hiệu quả kinh tế ổn định

Chủ nhật, 11/12/2022 11:12

TMO - Những năm trở lại đây, người nông dân tại các huyện ngoại thành Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận đang chuyển dần diện tích trồng rau màu vụ đông sang thâm canh cây ngô nếp, bởi giá trị kinh tế mà cây ngô nếp mang lại là khá cao, ngoài ra khoảng thời gian tính từ lúc gieo hạt cho tới khi thu hoạch được chỉ mất khoảng từ 60-70 ngày.

Sở dĩ ngô nếp được ưa chuộng và diện tích cây ngô nếp trong những năm gần đây tăng mạnh, đó là nhu cầu tiêu thụ ngô nướng, ngô luộc của thị trường rất cao, nên nhiều thời điểm nguồn hàng bị khan hiếm khiến cho các thương lái phải mua, vận chuyển ngô nếp tươi từ các tỉnh miền núi phía Bắc về, hay từ miền Trung ra.

Ngô nếp thường được bà con nông dân trồng trên đất 2 vụ lúa, nhất là chân ruộng cấy lúa nếp cốm đã cho thu hoạch sớm vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch hàng năm. Để đầu tư cho việc trồng ngô nếp trên diện tích 1 sào Bắc Bộ (360m2), theo như các hộ dân trồng ngô cho biết thì chỉ hết khoảng hơn 1 triệu đồng, bao gồm cả tiền mua hạt giống, phân bón, công làm đất... Sau khoảng từ 60-70 ngày, ruộng ngô cho thu hoạch bán bắp được cỡ từ 7-8 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư người nông dân còn lãi từ 5 đến 6 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Thu nhà tại xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, từ khoảng 5 năm nay gia đình chị đã tập trung vào trồng cây ngô nếp bán làm quà ăn vặt, chứ ít trồng su hào, bắp cải, cà chua như xưa. Chị Thu cho hay: “Thực ra thì trồng 1 sào rau màu như su hào, bắp cải có thể cho thu tới hơn chục triệu thật đấy, nhưng chi phí rất lớn, có khi tới hơn một nửa thu nhập, lại rất vất vả, thời gian kéo dài cả hơn 3 tháng... Khi chuyển qua trồng ngô nếp, tính ra đầu tư ít mà cho thu nhập khá, lại nhàn hạ, nhanh được thu, trong khi sau lúc thu hoạch ngô nếp vẫn còn một khoảng thời gian dài để xen canh gối một vụ rau lá ngắn ngày trên đất trồng ngô nếp ấy...”.

Người dân thu hoạch ngô nếp bán cho thương lái ngay tại bờ 

Chuyển sang trồng ngô nếp 4 năm nay, bà Lê Thị Hạnh (62 tuổi) tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội cho biết, ngày trước những tháng cuối năm vẫn chỉ trồng khoai lang, rau màu các loại, nhưng từ 4 năm nay bà đã chuyển hết số diện tích 4 sào đất sang thâm canh trồng ngô nếp. Bà Hạnh kể: “Trước giờ bước vào vụ đông nhà tôi luôn chỉ quẩn quanh năm thì trồng cà chua, năm lại chuyển qua trồng su hào, bắp cải…Tuy nhiên, trồng các loại rau màu này không chỉ tốn nhiều tiền bạc đầu từ, thời gian dài, mà còn mất nhiều công chăm bón rất vất vả mà tính ra thu lợi nhuận sau khi trừ chi phí rồi không thể nhiều bằng trồng ngô nếp. Từ khi chuyển qua trồng ngô nếp, cả gia đình nhà tôi không phải đầu tắt mặt tối suốt ngày ngoài đồng ruộng, mà chỉ gieo hạt, vài lần bón phân, tưới nước là đợi tới kỳ thu hoạch. Ngay cả tới lúc thu hoạch cũng không phải vất vả, khi thương lái tới tận ruộng mua buôn, và họ tự xắn tay lội ruộng bẻ ngô, sau đó mình đếm bắp tính tiền...”.

Với diện tích 4 sào đất, mỗi vụ ngô nếp chính vụ bà Hạnh thu lời hơn 20 triệu đồng. Đó còn chưa nói tới nguồn thu cũng gần tương đương từ một vụ ngô nếp “xép”, nghĩa là ngay sau khi thu hoạch ngô chính vụ bà Hạnh lại trồng kế tiếp một vụ ngô nếp khác và cho thu hoạch vào cận Tết Nguyên đán...

Những năm trở lại đây, tại vùng ngoại thành Hà Nội, ngoài một số hộ chỉ trồng ngô nếp trên diện tích đất lúa cốm thu hoạch sớm thì không ít hộ còn bỏ luôn việc gieo cấy lúa vụ mùa để chuyển qua trồng ngô nếp. Một số người dân cho biết, đáng lẽ vào tháng 6 âm lịch thay vì cấy lúa, các gia đình đã làm đất trồng ngô nếp để đón bán ngô vào lúc chớm mùa thu. Khi các hộ bỏ vụ lúa trồng ngô nên khi có ngô bán sớm, giá ngô nếp ở vào thời điểm chưa rộ mùa thường rất cao, nhiều năm bán buôn tại ruộng cũng từ 4-5.000 đồng/bắp, còn bán lẻ giá cao hơn nữa. Với diện tích 1 sào gieo trồng cỡ gần 2.000 cây ngô, tương ứng với gần 2.000 bắp, thì ruộng ngô cho thu tới gần chục triệu là bình thường. Khi đã thu bán xong vụ ngô đầu, họ lại gieo trồng vụ ngô kế tiếp, và tới lúc cho thu hoạch ngô vụ 2, các gia đình này vẫn có ngô bán sớm hơn so với các hộ cấy vụ lúa mùa, sau đó thu hoạch rồi mới trồng ngô...

Tiếp xúc, trò chuyện với rất nhiều những hộ nông dân trồng ngô nếp ở ngoại thành, chúng tôi thấy đúng là cây ngô nếp không chỉ cho thu nhập cao hơn trồng rau, giúp người nông dân nhàn hạ hơn, mà thậm chí nó còn có giá trị kinh tế cao hơn cả cấy lúa. Chính vì vậy mà nhiều hộ nông dân cũng đang chuyển dần diện tích cấy lúa sang trồng ngô cũng như một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Theo tôi nghĩ đó là sự “thức thời” của nông dân, bởi nền kinh tế thị trường hóa hóa, khi vật nuôi gì, cây trồng gì mang lại giá trị cao và được thị trường, xã hội ưa chuộng thì họ chuyển qua nuôi, trồng là điều dễ hiểu...   

 

 

Bài, ảnh: Nguyễn Việt Hưng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline