Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 21:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Thái Lan triển khai giải pháp giảm ô nhiễm bụi mịn

Thứ bảy, 18/03/2023 06:03

TMO - Ủy ban Môi trường Quốc gia Thái Lan đã yêu cầu toàn bộ 17 tỉnh ở miền Bắc nước này dừng các hoạt động đốt rơm rạ, đốt rừng cho đến cuối tháng 4.

Cục Kiểm soát ô nhiễm Thái Lan cho biết, từ đầu tháng 3 nồng độ bụi mịn PM2.5 đã lên tới mức 225 μg/m³ tại một số địa điểm. Ngoài ra, số điểm nóng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 đã tăng lên 56.439 điểm trên cả nước, riêng miền Bắc là 31.719 điểm. Trong số này, 80% là trên đất rừng và 15% trong các khu canh tác.

Thái Lan triển khai giải pháp giảm ô nhiễm bụi mịn. 

Kế hoạch đối phó với ô nhiễm PM2.5 bao gồm thực thi chính sách "không đốt" ở cả đất rừng và khu nông nghiệp ở 17 tỉnh miền Bắc Thái Lan. Ủy ban Môi trường Quốc gia Thái Lan  cũng có kế hoạch đóng cửa các công viên rừng nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, điều này có thể khiến ít nhất 92 khu rừng thuộc diện quản lý của Cục Công viên quốc gia, Thiên nhiên hoang dã và Bảo tồn thực vật Thái Lan phải đóng cửa.

Ngoài ra, Ủy ban Môi trường Quốc gia Thái Lan cũng áp dụng các biện pháp khác như: Cấm mua mía thu hoạch bằng phương pháp đốt; giới hạn số lượng xe tải được phép vào khu vực đô thị và thời gian hoạt động của phương tiện; làm mưa nhân tạo và thiết lập không gian không có PM2.5. Ủy ban Môi trường Quốc gia Thái Lan cũng sẽ đề nghị Cục Công viên quốc gia, Thiên nhiên hoang dã và Bảo tồn thực vật và Cục Rừng Hoàng gia giảm số lượng các điểm nóng trong mỗi khu rừng.

Từ đầu năm 2023 đến nay, tình trạng ô nhiễm bụi mịn ở Thái Lan trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Báo cáo của Trung tâm Giảm thiểu ô nhiễm không khí Thái Lan cho biết, trừ khu vực miền Nam Thái Lan, tất cả các khu vực còn lại của nước này đều có mức độ bụi mịn PM2.5 vượt ngưỡng an toàn. Trong đó, dữ liệu từ các trạm giám sát chất lượng không khí cho thấy Thủ đô Bangkok cùng hàng chục các địa phương phía Bắc, Đông Bắc Thái Lan đang có mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 ở mức nguy hiểm, dao động từ 51 - 132 µg/m3 trong thời gian qua.

 

 

PV

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline