Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/07/2025 17:07

Tin nóng

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ nhật, 27/07/2025

Thái Bình: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh

Thứ năm, 13/03/2025 06:03

TMO - Nông nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, mang lại chất lượng tốt hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu...Với những ưu điểm đó, tỉnh Thái Bình đã chú trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh nhằm đảm sự bền vững trên cả trụ cột kinh tế-xã hội, môi trường.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nông nghiệp vẫn xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Mục tiêu Thái Bình hướng tới là trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu vùng đồng bằng sông Hồng.

Thái Bình là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp, gắn với nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Với 3 mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi đan xen nên đất đai phù sa màu mỡ, phì nhiêu và bằng phẳng rất thuận lợi cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Những năm qua, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; … nhưng nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế toàn cầu, đầu tư cho phát triển nông nghiệp xanh là xu hướng tất yếu. Những năm qua, Thái Bình đã từng bước chuyển đổi,  hướng tới một nền kinh tế xanh, trong đó có đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh. Tư duy làm nông nghiệp xanh đang tạo ra nhiều điều mới trong khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số và hoàn thành ở mức tốt nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Theo Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Bình, để phát triển nền nông nghiệp xanh, hiện đại và bền vững, thời gian qua tỉnh đã tập trung thực hiện quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa.

Đồng thời, thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân, từ đó nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo và nhiều sản phẩm nông sản chủ lực; chú trọng tích tụ, tập trung đất đai và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã tích tụ được hơn 5.676ha đất nông nghiệp với sự tham gia của 1.700 hộ nông dân, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp quy mô lớn, chuyên canh theo hướng hàng hóa. Năm 2024, tổng diện tích liên kết sản xuất nông nghiệp đạt gần 10.370ha, tăng 362ha so với năm 2023.

Các mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp giúp bảo đảm đầu ra ổn định, giảm rủi ro thị trường. Các đơn vị sản xuất đã đưa vào sử dụng thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tưới, tiêu tự động và hệ thống quản lý sản xuất thông minh, nâng cao năng suất và giảm chi phí canh tác.

Hiện toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở xay xát lúa gạo, trong đó 20 công ty và 4 hợp tác xã có quy mô lớn, áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng với việc chú trọng nghiên cứu, sản xuất ra các giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tỉnh Thái Bình cũng đang phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp hữu cơ theo hướng tuần hoàn, khép kín.

Canh tác nông sản an toàn, đảm bảo chất lượng là định hướng mà tỉnh Thái Bình hướng tới. (Ảnh: BTB). 

Đơn cử tại một số nông trại hữu cơ trên địa bàn xã Minh Hòa (huyện Hưng Hà) các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải, kết hợp với trồng trọt hữu cơ được người dân và các Hợp tác xã (HTX) đẩy mạnh áp dụng, sản phẩm tạo ra được thị trường ưa chuộng. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao giá trị kinh tế mà còn tạo cơ hội cho người dân địa phương tham quan, học hỏi và nhân rộng mô hình sản xuất bền vững.

Phát triển nền nông nghiệp xanh không chỉ giúp bảo đảm hệ sinh thái bền vững mà còn tạo ra thực phẩm an toàn, giúp tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế, tỉnh Thái Bình luôn xác định nông nghiệp là trụ cột quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.  Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường thông tin, để hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, ngành nông nghiệp Thái Bình tiếp tục phát triển nông nghiệp xanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường.

Triển khai thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách về tích tụ, tập trung đất đai; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; cơ chế, chính sách hỗ trợ mua máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn đang là hướng đi và là cơ hội để tỉnh Thái Bình phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường mà còn giúp ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp như hiện nay. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu, định hướng mà tỉnh đã xác định trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đó là: Tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao.

 

 

Huyền Trang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline