Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 13:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

'Thạch đen' - cây trồng giúp người dân Thạch An (Cao Bằng) xóa đói, giảm nghèo

Thứ hai, 24/10/2022 14:10

TMO - Thạch đen là cây trồng lâu năm của bà con các dân tộc huyện Thạch An (Cao Bằng). Xác định cây thạch đen có giá trị kinh tế cao, là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế, thúc đẩy giảm nghèo nhanh, bền vững, huyện Thạch An đã đồng bộ thực hiện các giải pháp mở rộng diện tích, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, xa hơn là xuất khẩu.

 Nông dân xã Trọng Con, huyện Thạch An chăm sóc, kiểm tra sâu bệnh cho cây thạch đen - Ảnh: IT 

Thạch An là huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 39 km, phía bắc giáp huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng; Phía đông nam giáp huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn); Phía tây giáp huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn); Phía đông giáp huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc).

Huyện có đường biên giới Việt - Trung dài 5,5 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 69.097,61 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 65.971,05 ha chiếm 95,2 % diện tích đất tự nhiên. Dân số toàn huyện trên 30 nghìn người, gồm 05 dân tộc chính cùng sinh sống đó là các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh. Các dân tộc chủ yếu sống ở vùng nông thôn (chiếm trên 90%) lao động chủ yếu là nông nghiệp. 

Những ngày giữa tháng 10, đến với các địa phương của huyện Thạch An, nhìn dưới các tán rừng tự nhiên, chân đất ruộng tại các cánh đồng lúa, đất bãi bồi ven sông, ở đâu cũng thấy diện tích trồng thạch đen của người dân. Người dân Thạch An cho đến nay vẫn duy trì nghề làm thạch đen vì luôn coi rằng đây là nghề gia truyền cần phải gìn giữ và phát triển. 

Đối với nhiều gia đình, việc duy trì làm thạch không phải chỉ vì mục đích kinh tế mà còn là cách để “giữ nghề”, để đưa hương vị thạch đến với nhiều người, nhiều nơi và khi đến các bản làng của huyện Thạch An, chúng tôi dễ dàng bắt gặp cảnh người người làm thạch, nhà nhà làm thạch, không phân biệt tuổi tác, giới tính, ngành nghề. Những câu chuyện về tình cảm làng xóm, tình nghĩa gia đình cũng được sẻ chia trong quá trình làm thạch. Do đó, cây thạch đen cũng chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của xóm làng, sự trưởng thành của mỗi thế hệ. Cho đến nay, với những lợi thế vốn có, thạch đen đang được coi là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương, giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo.

Quy trình sản xuất tại nhà máy của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Cao Bằng (CAOBANGFOOD) luôn đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm, an toàn chế biến và đặc biệt không có chất bảo quản - Ảnh: IT 

Theo thống kê Phòng NN&PTNT huyện Thạch An, diện tích trồng Thạch đen năm 2022 của toàn huyện là 496,96ha, trồng chủ yếu ở các xã Trọng Con, Đức Thông, Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng, Kim Đồng, Thái Cường, Thụy Hùng, sản lượng đạt 2.500 tấn, với giá trung bình khoảng 40.000đ/kg, giá trị kinh tế đem lại cho nhân dân khoảng 80 - 100 tỷ đồng/năm.

Tại xã Đức Thông, mô hình “Trồng cây thạch đen nhằm hỗ trợ tổ hợp tác thúc đẩy sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị” được triển khai thực hiện từ tháng 4/2022 có 08 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi với diện tích 34.000m2.  Kinh phí thực hiện mô hình là 243,8 triệu đồng , trong đó: Ngân sách hỗ trợ là 100 triệu đồng, các hộ đóng góp 143,8 triệu đồng. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống, phân bón, được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp thu mua.

Mục tiêu chung của dự án nhằm phát huy lợi thế của địa phương trong sản xuất cây thạch đen, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giúp hội viên nông dân nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất tạo sản phẩm có tính năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từng bước áp dụng sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Mô hình “Trồng cây Thạch đen nhằm hỗ trợ tổ hợp tác thúc đẩy sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị” tại xã Đức Thông (Thạch An, Cao Bằng) 

Được biết, thị trường tiêu thụ Thạch đen chủ yếu do các công ty, hợp tác xã, tư thương thu mua từ các hộ dân về sơ chế qua hệ thống ép cục và xuất sang Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa, nông sản của nhân dân, dẫn đến nhiều loại hàng hóa nhân dân sản xuất ra không tiêu thụ được, nhiều sản phẩm bị rớt giá so với thời điểm chưa có dịch Covid-19. Thị trường trong nước cũng có một số doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình, cá nhân thu về để chế biến Thạch đen thành phẩm  đóng hộp xuất cho một số tỉnh miền xuôi, bình quân mùa cao điểm mỗi ngày sản xuất khoảng 3.000 hộp.

Thực hiện Nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc về xuất khẩu ngành hàng Thạch đen theo chính ngạch tại các cửa khẩu. Ngay từ đầu năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Thạch An đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi mời Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đến huyện để triển khai 25 lớp tập huấn, hướng dẫn cho người sản xuất và chế biến Thạch đen trên địa bàn huyện về yêu cầu mã vùng khi xuất khẩu, đồng thời rà soát, lập hồ sơ đề nghị cấp mã vùng trồng cho cây Thạch đen của huyện, đến nay cây Thạch đen huyện Thạch An được Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp 189 mã vùng trồng, với tổng diện tích trên 600ha, với khoảng 3.000 hộ trồng. 

Năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Thạch An đã phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng tổ chức Lễ công bố văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Thạch đen Thạch An - Cao Bằng” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, đến nay đã có 09 chủ thể chế biến sản phẩm từ cây Thạch đen được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu.

 Lãnh đạo Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ trao Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Thạch đen - Thạch An cho lãnh đạo huyện Thạch An - Ảnh: IT 

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thạch An, Vũ Đức Thiện cho biết, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tham mưu cho UBND huyện phối hợp với các đơn vị đối tác nghiên cứu, hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật; áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để đảm bảo từ các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, kiểm dịch, bảo quản sản phẩm... Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.

Trong những năm tiếp theo huyện Thạch An định hướng tiếp tục chỉ đạo và vận động nhân dân phát triển thêm diện tích có khả năng trồng cây Thạch đen và đồng thời vận dụng lồng ghép các nguồn kinh phí để hỗ trợ cho nhân dân thâm canh nhằm tăng năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm Thạch đen.

Để có thị trường tiêu thụ ổn định cho nhân dân yên tâm sản xuất, mở rộng diện tích trồng cây Thạch đen, huyện cũng rất mong muốn và kêu gọi nhà đầu tư, các doanh nghiệp hỗ trợ huyện quảng bá cây Thạch đen, đồng thời có những hỗ trợ sản xuất, chế biến đối với cây Thạch đen. Đặc biệt có thể đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu sản  phẩm Thạch đen trên địa bàn huyện.

Có thể thấy, cây thạch đen có nhiều ứng dụng trong chế biến thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm. Chất lượng của cây thạch đen ở huyện Thạch An được đánh giá rất cao. Với tiềm năng lợi thế về khí hậu, thổ những rất phù hợp cho cây thạch đen phát triển, cùng với những nỗ lực cố gắng của chính quyền địa phương, tin rằng trong tương lai không xa cây thạch đen sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn nữa, giúp nhân dân huyện miền núi Thạch An xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

 

Thiên Trường - Kiều Hiếu 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline