Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 21:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ ba, 01/07/2025

Thả ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Thứ sáu, 11/04/2025 06:04

TMO - Trước tình trạng sâu đầu đen hại dừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và năng suất quả, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã triển khai thả hàng trăm triệu con ong ký sinh để bảo vệ vườn dừa.

Là thủ phủ dừa lớn của cả nước, trong tháng 12/2024 Bến Tre đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh được ngành chức năng nhân nuôi và phóng thích trong bối cảnh gần 600 ha dừa bị sâu đầu đen gây hại.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre cho biết, số ong được thả theo từng đợt tại các địa bàn huyện, thành phố. Hai loài ong ký sinh chủ yếu được nuôi là Habrobracon hebetor và Trichospilus pupivorus. Nhờ áp dụng biện pháp thả ong ký sinh, một số diện tích dừa tại huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú đã bắt đầu phục hồi với tỷ lệ khoảng 70%. Trước đó, vào năm 2023, Bến Tre đã thả hơn 370 triệu con ong ký sinh để diệt sâu đầu đen.

Ong ký sinh và ấu trùng sâu được nuôi trong phòng thí nghiệm, sau khi nở sẽ bỏ vào chai nhựa có khoét lỗ treo trên thân dừa trong vườn. Theo thống kê, hiện nay tại Bến Tre có khoảng 609 héc ta dừa bị sâu đầu đen tấn công đã được phục hồi hoàn toàn. Đặc biệt trong đó 2 huyện có diện tích nhiễm sâu đầu đen lớn và nặng là huyện Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú, sâu đang có dấu hiệu chững lại và cây dừa phục hồi tốt.

Hiện nay, hầu hết các vườn dừa không còn bị sâu đầu đen gây hại mức độ thành dịch, chỉ còn rải rác cá thể sâu. Theo chia sẻ của chủ nhà vườn tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày (Bến Tre), cách đây khoảng 1 tháng, tại ấp Định Nghĩa và Định Nhơn có khoảng 10 hộ có vườn dừa bị sâu đầu đen tấn công. Khi chủ vườn báo có sâu đầu đen về xã thì địa phương có đội xử lý. Theo đó, bước đầu đã loại bỏ một số tàu lá có nhiều sâu, không còn khả năng phục hồi đem đốt. Sau đó, phun 2 lần thuốc hóa học để dập dịch và thả ong ký sinh để tránh dịch bùng phát trở lại.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre thông tin, năm 2025, Chi cục đặt kế hoạch nhân nuôi 180 triệu con ong ký sinh để thả ra tự nhiên tiêu diệt sâu đầu đen. Đến đầu tháng 3, tỉnh đã phóng thích trên 35 triệu con, nhờ đó diện tích dừa nhiễm sâu đầu đen toàn tỉnh giảm còn 355ha. Ong được nuôi và thả liên tục vào các vườn dừa mới phát hiện hoặc vườn cũ còn sâu đầu đen. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bến Tre đánh giá, chiến dịch phòng trị sâu đầu đen hại dừa đã kết thúc tốt đẹp.

Sâu đầu đen gây hại khiến cây dừa bị suy kiệt hoàn toàn. 

Đến nay tỉnh đã cơ bản kiểm soát được sâu đầu đen hại dừa ở các địa phương. Sắp tới sẽ tiếp tục bổ sung nguồn ong ký sinh cho các địa phương và kiểm soát chặt chẽ các trường hợp tái phát.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết thêm, hiện nay dịch sâu đầu đen ở vùng ĐBSCL đã được khống chế tốt. Diện tích nhiễm chỉ còn hơn 300ha, chủ yếu tại hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Biện pháp thả ong ký để khống chế sâu đầu đen có thể áp dụng được. Đối với biện pháp này, nhà vườn phải thực hiện thường xuyên thì sẽ có kết quả cao. Thả ong ký sinh hàng tháng vào vườn dừa sẽ khống chế rất tốt mật độ sâu đầu đen. Đối với các địa phương phát hiện có sâu đầu đen, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam sẽ hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, giải pháp phòng trừ bằng các biện pháp.

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, sâu đầu đen là sinh vật hại rất nguy hiểm trên cây dừa. Ấu trùng sâu ăn lá, hoa, trái và thân khiến hoa và trái rụng, lá khô và chết dần, dẫn đến cây dừa suy kiệt hoàn toàn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân bộc phát sâu đầu đen thành dịch và đưa ra giải pháp canh tác để ứng phó. Trong đó, biện pháp sinh học được nông dân đồng tình hưởng ứng rất cao. Còn theo đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, có thể sử dụng ong ký sinh, bọ đuôi kìm, bọ rùa, kiến vàng, vi khuẩn để khống chế mật độ sâu đầu đen.  Thiếu thiên địch là một trong những nguyên nhân gây bộc phát sâu đầu đen thành dịch.

Do đó, khi áp dụng biện pháp sinh học cần hạn chế sử dụng thuốc hóa học để bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên như ong ký sinh, kiến vàng, bọ rùa, bọ đuôi kìm. Đồng thời, tạo môi trường sống tốt cho thiên địch bằng cách duy trì vườn dừa với độ che phủ hợp lý, tránh phá hủy nơi sinh sống của thiên địch.

Để công tác phòng trừ sâu đầu đen đạt hiệu quả cao, cần đánh giá đúng mức độ nhiễm để chọn biện pháp thực hiện phù hợp theo các bước. Nếu tỉ lệ vườn dừa nhiễm nhẹ dưới 20%, bước một là cắt tỉa và tiêu hủy các tàu/lá nhiễm sâu; bước 2 là phóng thích ong ký sinh nhiều lần và theo dõi đến khi không có triệu chứng gây hại mới. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc hóa học tràn lan vì có thể gây hại cho ong ký sinh, vốn là thiên địch của sâu đầu đen.

 

 

Bích Đào

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline