Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

“Tết thầy” – Phong tục đẹp thể hiện lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo

Chủ nhật, 11/02/2024 18:02

TMO - “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là câu nói dân gian đã trở nên quen thuộc, gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" của người dân Việt.

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, người Việt ai cũng nhớ câu thành ngữ “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” - một phong tục đẹp thể hiện sự tôn kính, biết ơn đối với các bậc sinh thành và những người truyền dạy kiến thức để chúng ta trưởng thành. Ở đây có thể thấy điều đặc biệt mà ít dân tộc có được, đó là sự tôn kính người thầy ngang với sự tôn kính cha và mẹ.

Theo phong tục, ngày mùng 1 Tết, con cháu tập trung, tựu tề về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nhà nội. Mùng 2 Tết, con cháu tập trung, tựu tề về từ đường bên họ ngoại cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nhà ngoại.

Sau khi chúc Tết cha mẹ, sẽ dành ngày mùng 3 Tết để đến chúc Tết người thầy của mình. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), không chỉ bó hẹp trong phạm vi thầy giáo dạy chữ mà cả những người thầy dạy nghề, thầy dạy các bộ môn nghệ thuật... cũng được các học trò tới tri ân trong dịp Năm mới.

Qua đó nhằm nhắc nhớ con cháu, học trò đạo lý "Uống nước nhớ nguồn," "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của người Việt Nam. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy, ngoài những lời chúc sức khỏe, người học trò khi đến thăm thầy còn mang theo những món quà Tết, là tấm lòng thơm thảo của học trò kính dâng người thầy. Ngày xưa, lễ vật dâng kính thầy không nặng về vật chất, có khi chỉ là cơi trầu tự têm, nải chuối trong vườn, be rượu nhà nấu. Có điều kiện hơn thì dăm cân gạo nếp, con gà...

Không phân biệt tuổi tác, chức vụ, vị trí xã hội, các học trò khi tới nhà thầy chúc Tết lại trở lại nguyên vẹn như các cô cậu nhỏ khi xưa, tự phục vụ bánh kẹo, rồi ngồi quây quần tâm sự, trò chuyện ôn lại những kỷ niệm tinh nghịch thời "nhất quỷ nhì ma...". Đây không chỉ là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô đã dạy dỗ mà còn là dịp để bạn bè được gặp gỡ, giao lưu vui vẻ ngày đầu năm. Những câu chuyện, những kỷ niệm vui giữa thầy và trò được ôn lại, những kế hoạch mới cho 12 tháng tới... được bàn luận sôi nổi trong tiết Xuân ấm áp càng làm cho tình cảm giữa thầy và trò, giữa các bạn đồng môn thêm gắn bó hơn.

Ngày xưa, phương tiện liên lạc không có, nhiều học trò có khi phải vượt đường sá xa xôi đến nhà thầy chúc Tết. Ngày nay, với sự phát triển phương tiện truyền thông và mạng xã hội, sự trân quý của học trò dành cho thầy còn thể hiện qua tin nhắn, những cuộc điện thoại hay bức thiệp điện tử chúc Tết, qua mạng xã hội...

Ngày nay, quà Tết trò biếu thầy thường phong phú, đa dạng hơn, có thể là hoa quả, bánh trái hay đặc sản địa phương. Có những người học trò ở xa, không có điều kiện về thăm thầy trong dịp Năm mới thì sẽ gọi điện chúc Tết thầy cô. Nhiều thầy cô ngày nay cũng đã sử dụng mạng xã hội tiện lợi để cập nhật mọi thông tin thời sự cũng như kết nối với các học trò nhiều thế hệ của mình. Nhờ đó, khoảng cách địa lý giữa thầy và trò được rút ngắn. Những bưu thiếp hình ảnh kèm những lời chúc Tết hiếu kính mà học trò gửi qua tin nhắn, qua mạng xã hội cũng khiến những người thầy cảm thấy ấm lòng. Và cứ thế, "mùng 3 Tết thầy" trôi qua trong bầu không khí đầm ấm tình thầy trò và trở thành nét đẹp truyền thống không thay đổi trong tâm thức của những học trò năm xưa.

Phong tục "Mùng 3 Tết thầy" là một trong những nét đẹp truyền thống đáng trân trọng. Trong tâm thức người Việt, dù trong hoàn cảnh nào thì nhớ về thầy trong những ngày vui của Tết là điều không bao giờ mất đi. Tết thầy cốt ở tấm lòng, đi tết thầy, người ta có thể đơn giản chỉ dùng đến những dòng tin nhắn, những cuộc điện thoại đầy tôn kính hay đến thăm thầy cô, chúc Tết thầy cô với một tình cảm trìu mến. Dẫu “Tết thầy” thời nay có nhiều thay đổi, trong tâm thức mỗi người Việt, tuy nhiên, nhớ về người thầy trong những ngày đầu Xuân vẫn luôn là truyền thống không bao giờ mai một.

 

 

HOÀNG ANH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline