Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 20:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Tập trung phát triển ngành hàng xoài theo hướng bền vững

Thứ bảy, 09/07/2022 06:07

TMO - Thời gian gần đây, Đồng Tháp phát triển ngành hàng xoài khá nhanh cả về diện tích, năng suất và thị trường tiêu thụ. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong sản xuất, quảng bá, kết nối tiêu thụ sẽ giúp cho mặt hàng nông sản này phát triển theo hướng bền vững, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với UBND thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) tổ chức hội thảo phát triển chuỗi ngành hàng xoài nhằm giới thiệu quá trình hình thành, phát triển; các chuyên đề liên kết vùng trong sản xuất; nguy cơ, kiểm soát dư lượng tồn dư trên xoài xuất khẩu; định hướng thị trường xuất khẩu hiện nay và thu hoạch, xử lý, bảo quản và hệ thống logictis trong chuỗi ngành hàng xoài.

Đồng Tháp có 41.750 ha trồng trái cây, diện tích xoài chiếm hơn 33%, khoảng 14.000 ha. Ngành hàng xoài xếp thứ hai khu vực ĐBSCL về sản lượng với gần 170.000 tấn/năm. Các giống xoài chủ lực tại tỉnh bao gồm xoài Cát Chu, Cát Hòa Lộc, Tượng da xanh, tập trung chủ yếu tại các địa phương cù lao, ven sông lớn như TP.Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh và huyện Thanh Bình. 

UBND TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) tổ chức Lễ hội xoài Cao Lãnh lần đầu tiên với nhiều gian hàng trưng bày. Ảnh: Lục Tùng 

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu, địa phương này hiện có 327 mã số vùng trồng với gần 6.000ha cây xoài, chuyên xuất sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Singapore và Trung Quốc…

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2019, lần đầu tiên trái xoài Đồng Tháp được xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã mở ra tiềm năng lớn cho ngành hàng xoài Đồng Tháp nói riêng và trái xoài Việt Nam nói chung. Ngoài Mỹ, trái xoài tươi Đồng Tháp còn được xuất sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand. Đặc biệt Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sản lượng xoài khá lớn

Năm 2021, tỉnh Đồng Tháp đã được cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài tươi, vùng trồng mang chỉ dẫn địa lý tập trung ở địa bàn huyện Cao Lãnh và TP Cao Lãnh. Đây là cơ hội cũng là thách thức để xoài Đồng Tháp khẳng định danh tiếng của mình trên thị trường quốc tế.

Lô xoài xuất khẩu đầu tiên của Đồng Tháp sang thị trường châu Âu trong năm 2022. Ảnh: Thanh Lâm 

Nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng xoài của tỉnh một cách hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu, UBND tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng Kế hoạch phát triển ngành hàng xoài tỉnh năm 2025.

Theo đó, từ nay đến năm 2025 địa phương này vừa tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa thực hiện phát triển theo chuỗi giá trị ngành hàng đối với từng chủ thể, tạo điều kiện phát triển sản xuất; Chú trọng gia tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến công nghệ cao, chế biến từ các phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp nhằm tăng giá trị của sản phẩm.

Nghiên cứu các mô hình áp dụng biện pháp xử lý các phế phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến thành sản phẩm phân bón nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, hướng đến sản xuất xanh sạch, phù hợp xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn.

Thời gian qua do còn nhiều hạn chế về công tác giống, kỹ thuật canh tác, ứng dụng cơ giới hóa và thu hoạch bảo quản, sơ chế... đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... 

Nông dân trồng xoài ở Cao Lãnh áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu 

Do đó, trong thời gian tới nhằm phát triển bền vững ngành hàng xoài, tỉnh Đồng Tháp cần đẩy mạnh liên kết vùng trong sản xuất ngành hàng xoài; Nguy cơ kiểm soát dư lượng tồn sư trên xoài xuất khẩu; Chia sẻ thông tin định hướng thị trường xoài trong và ngoài nước; Tiêu thụ, xử lý, bảo quản và logictis trong chuỗi ngành hàng xoài.

Trong đó, chú trọng đổi mới nhiều nội dung, phương thức từ khâu chăm sóc đến thu hoạch và sau thu hoạch. Tập trung vào công tác chuẩn hóa cây giống, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với quy định về nhập khẩu của từng quốc gia... Đồng thời đổi mới mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Bắt đầu thực hiện mô hình mẫu liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: vệ sinh cải tạo vườn, trẻ hoá vườn già cỗi, cây giống tốt từ nơi cung ứng giống uy tín, ứng dụng cơ giới hoá, trong tưới tiêu, ra hoa rải vụ, bao trái, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, bảo quản, giảm phân bón vô cơ, thuốc hoá học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, công nghệ số trong canh tác, quản lý sâu bệnh hại, nhật ký điện tử, giới thiệu sản phẩm..

Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh sẽ ứng dụng đồng bộ công nghệ sau thu hoạch như: vận chuyển, phân loại, cắt cuống, xử lý mủ, rửa, sấy khô và cuối cùng là dán nhãn; Đóng gói, áp dụng công nghệ xử lý bằng hơi nước bảo hòa và cấp đông siêu tốc bằng chất lỏng, giảm tỷ lệ tổn thất, tăng chất lượng trái xoài, giảm tổn thất sau thu hoạch ít nhất 20%, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 2 tháng.

Ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học, quy trình sản xuất tiên tiến và cải tiến chuỗi giá trị ngành hàng nhằm nâng cao thu nhập cho nhà vườn trồng xoài, lợi nhuận tăng thêm hàng ít nhất 15%/năm. Thu hút đầu tư mới nhà máy chế biến xoài và phế phụ phẩm xoài có công suất 30.000 tấn/năm, cao gấp 5 lần so với năm 2020. 

 

 

Minh Trang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline