Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/07/2025 04:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/07/2025

Tập trung nguồn lực xây dựng các trung tâm logistics gắn với vùng nguyên liệu

Thứ năm, 08/09/2022 22:09

TMO - Hằng năm, Việt Nam xuất khẩu hàng chục triệu tấn nông sản ra thế giới, thu về gần 5 tỷ USD. Tuy nhiên, chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản trung bình chiếm tỷ lệ 20 - 25% trong giá thành sản xuất nông sản, cao hơn so với các nước trong khu vực.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, hiện nay cả nước có hơn 7.500 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chi phí logistics đang là một trong những điểm nghẽn của việc gia tăng giá trị nông sản. Cụ thể chi phí logistics trung bình cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang chiếm tỷ lệ khoảng 20 – 25%, khá cao so với các nước trong khu vực chỉ chiếm khoảng 10 – 15%. 

Về hạ tầng logistics, Việt Nam đã có hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, cửa khẩu quốc gia, 9.000 chợ dân sinh, 1.200 siêu thị; 250 trung tâm thương mại, hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và gần 1.700 chuỗi nông sản an toàn. 

Tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện một số mô hình logistics hiện đại và chuyên nghiệp. Điển hình như chuỗi cung ứng lạnh thông minh của nhóm doanh nghiệp Bỉ đề xuất triển khai tại khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ gắn với hệ thống giao thông đường sông, xây dựng theo hệ thống các cảng tại khu vực (tập trung vào cung ứng các kho lạnh là nhu cầu thiết yếu, trực tiếp).

Hiện nay dịch vụ logistics mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn, chưa gắn với các vùng nguyên liệu sản xuất 

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, dịch vụ logistics mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn, trong khi tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp thì dịch vụ này lại nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, năng lực lưu kho chưa đáp ứng được yêu cầu; chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hầu hết do các doanh nghiệp nhỏ thực hiện đơn lẻ từng khâu; dịch vụ logistics mới chỉ phát triển ở các thành phố lớn trong khi các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm như ĐBSCL chưa có nhiều.

Mỗi năm các nhà máy chế biến tại ĐBSCL có nhu cầu vận chuyển khoảng 2 - 3 triệu tấn thủy sản, 6 - 7 triệu tấn gạo, 2,5 - 3 triệu tấn trái cây đến hệ thống kho lạnh, cảng ở TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các nhà máy hàng tiêu dùng, nông cụ, nông dược, phân bón, thức ăn gia súc tại Đông Nam Bộ có nhu cầu vận chuyển 6 - 7 triệu tấn thức ăn gia súc, 2 triệu tấn phân bón đến thị trường miền Tây Nam Bộ.  

Tuy nhiên, có đến 70% lượng hàng hóa xuất khẩu mỗi năm phải chuyển về TP Hồ Chí Minh hoặc cảng Cái Mép bằng đường bộ khiến giá thành sản phẩm bị đội lên; lưu thông khó khăn và mất thời gian.

Trước những vướng mắc trong phát triển thị trường logistics phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta, tháng 2/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 221 về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường logistics Việt Nam đến năm 2025.

Trong đó, Bộ NN&PTNT được giao xây dựng và hoàn thiện hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp, nhất là quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống kho bãi, trung tâm logistics phục vụ nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và kết nối giữa các vùng ngành đến trung tâm logistics và cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu.

Xây dựng Đề án phát triển hạ tầng logistics cho nông sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đề xuất cần tập trung hỗ trợ hạ tầng cứng và hạ tầng mềm logistics tại các hành lang biên giới để tập kết, giao dịch trực tiếp sang thị trường nhập khẩu. Cùng với đó là đầu tư hình thành các điểm logistics cộng đồng ở nông thôn gắn với vùng nguyên liệu tập trung để cung cấp dịch vụ kho bãi, kho bảo quản lạnh và đóng gói bao bì.

Tại các điểm logistics đều phải có sàn giao dịch điện tử, kho lạnh bảo quản nông sản tươi, kho hàng khô, bãi tập kết, bốc dỡ xe container, điểm kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa đầu ra, đầu vào, ki-ốt bán lẻ và không gian quảng bá sản phẩm cộng đồng.

Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng logistics góp phần nâng cao giá trị nông sản trong quá trình tiêu thụ. Ảnh: Cửu Long 

Trong buổi họp bàn về phát triển hệ thống logistics nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ngày 7/9, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, để hình thành được một hệ thống logistics đồng bộ phục vụ kinh tế nông nghiệp, chúng ta cần phải xây dựng quy hoạch, có đề án, chiến lược, kế hoạch...Tuy nhiên, mỗi quy hoạch, chiến lược cần phải có nhiều năm khảo sát, đánh giá, xây dựng mới ra được.

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị có liên quan cần khu biệt lại phạm vi và các nhiệm vụ cần tập trung triển khai theo từng năm dựa trên điều kiện và năng lực thực tế. Đặc biệt, ngoài nguồn ngân sách nhà nước, cần phải thu hút các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cùng tham gia.  

Trong quá trình xây dựng các mô hình cung ứng dịch vụ logistics tại các vùng nguyên liệu, cần phải gắn với sự tham gia của doanh nghiệp thu mua, chế biến và các hợp tác xã. Trong đó, doanh nghiệp sẽ hướng dẫn các hợp tác xã quản trị, kỹ năng vận hành hệ thống một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả.

Đặc biệt trong giai đoạn này cần tập trung nguồn lực hỗ trợ hình thành các trung tâm logistics tại các vùng nguyên liệu tập trung thông qua việc lồng ghép thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 

 

 

Phan Lê 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline